|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

'50 nhà cung cấp hàng dệt may còn lại rất có thể không đáp ứng yêu cầu của Big C'

12:18 | 20/07/2019
Chia sẻ
Tổng thư kí Hiệp hội Dệt May (Vitas), ông Trương Văn Cẩm cho biết Big C đang xem xét và sàng lọc 50 nhà cung cấp hàng dệt may còn lại. 50 nhà cung cấp còn lại này rất có thể không đảm bảo yêu cầu của Big C

Đã có 150 nhà cung cấp hàng dệt may được trở lại Big C

Trao đổi tại cuộc họp báo sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 ngành dệt may, ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư kí Hiệp hội Dệt May (Vitas), ông Trương Văn Cẩm cho biết  Vitas và Big C đã kí biên bản ghi nhớ sàng lọc các nhà cung cấp hàng dệt may Việt Nam. 

Ngay lập tức đã có 50 nhà cung cấp vẫn được tiếp tục bán hàng tại Big C.

Hai tuần sau 100 nhà cung cấp tiếp theo được bán hàng tại Big C và 50 nhà cung cấp còn lại đang trong quá trình xem xét.

"50 nhà cung cấp còn lại này rất có thể không đảm bảo yêu cầu của Big C", ông Cẩm cho biết.

Ông Cẩm cũng cho biết tại buổi làm việc giữa Bộ Công Thương, Vitas và lãnh đạo của Tập đoàn Central Group, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thái Lan diễn ra hôm 4/7, Tổng Giám đốc Central Group đã xin lỗi nhiều lần về hành động đột ngột thông báo tạm ngừng mua hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ông Cẩm, việc Big C ngày hôm trước thông báo tạm ngừng thu mua hàng dệt may của 200 nhà cung cấp Việt Nam, hôm sau đã dừng mua luôn là không đúng mực, gây tâm lí hoang mang cho nhà cung cấp. 

ảnh_Viber_2019-07-20_11-56-10

Tổng thư kí Hiệp hội Dệt May (Vitas), ông Trương Văn Cẩm. (Ảnh: Đức Quỳnh)

Chiều ngày 4/7, tại buổi họp báo, thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết theo thông tin từ lãnh đạo của Central Group, tập đoàn đang có chiến lược mới cho ngành may mặc, xác lập lại hệ thống gian hàng của họ nên tạm ngừng mua hàng của một số nhà  cung cấp của Việt Nam.

Các đơn hàng đã được kí kết trước đó sẽ vẫn được thực hiện.

Tổng Thư kí Hiệp hội Dệt may chia sẻ thêm: "Chúng tôi cũng rất thông cảm với việc thay đổi chiến lược của Big C để nâng cấp các dòng hàng, đặc biệt là mặt hàng dệt may. 

Hiện nay hầu hết hàng dệt may trong Big C là hàng trung và thấp cấp chứ chưa có hàng đẳng cấp".

Ông Cẩm cho biết Big C mong muốn Vitas giới thiệu các nhà cung cấp hàng đẳng cấp cho họ để bán ở cả thị trường Việt Nam và một số nước khác trong đó có cả Thái Lan. Sắp tới, Big C sẽ tổ chức làm việc với Vitas tại cả TP.HCM và miền Bắc.

Ngoài ra Big C muốn phối hợp với Vitas để kiểm định hàng hóa, tránh trường hợp hàng giả, hàng nhái.

Thị trường trong nước đang bị bỏ ngỏ?

Trước câu hỏi liệu rằng thị trường trong dệt may trong nước đang bị bỏ ngỏ, ông Cẩm cho biết mặc dù dung lượng thị trường trong nước chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng các doanh nghiệp không thể buông lơi.

Cụ thể, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt 36 tỉ USD và mục tiêu 2019 là 40 tỉ USD. Trong khi đó, dung lượng thị trường trong nước chỉ khoảng 5 - 5,5 tỉ USD, tức chỉ bằng khoảng 1/7 so với xuất khẩu. 

Bên cạnh đó, ông Cẩm cho biết trước đây, thị trường nội địa phân hóa rất lớn, nhu cầu chủ yếu tập trung vào phân khúc thấp cấp. Hàng nước ngoài vào Việt Nam bán giá rất rẻ, nếu doanh nghiệp chạy đua theo sẽ không thể có lãi, thậm chí "sập tiệm". 

Do đó, hầu hết các doanh nghiệp tập trung xuất khẩu các mặt hàng cao cấp ra nước ngoài.

Tuy nhiên, ông Cẩm cho biết thời gian qua, khi thu nhập người dân đã tăng, nhu cầu các mặt hàng dệt may đẳng cấp cũng tăng theo. 

Các doanh nghiệp cũng đã đưa phân khúc mặt hàng này vào thị trường nội địa. Chẳng hạn như Việt Tiến, May 10, Đức Giang đã có hàng trăm cửa hàng trên cả nước. 

"Thậm chí có trường hợp hàng nước ngoài đưa vào Việt Nam sau đó giả nhãn mác "Made in Vietnam", ông Cẩm cho biết. 

Đức Quỳnh

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.