|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Xung đột Biển Đỏ và hạn hán ở Panama khiến ngành vận tải biển chao đảo

20:42 | 09/01/2024
Chia sẻ
Bước vào năm 2024, ngành vận tải biển phải đối mặt với rủi ro từ căng thẳng Biển Đỏ và hạn hán ở Panama. Điều này khiến các hãng tàu phải thay đổi hành trình của mình, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

 

Theo Reuters, những xung đột gần đây ở Biển Đỏ đã khiến các nhà vận chuyển hàng hóa quan trọng trên toàn cầu phải lo lắng. Nhưng đây hầu như không phải là vấn đề duy nhất mà các hãng vận tải lớn phải đối mặt khi năm 2024 bắt đầu.

Những gã khổng lồ trong ngành vận tải biển như Maersk cho biết ngành công nghiệp này phải đối mặt với khả năng bị gián đoạn đáng kể, từ các cuộc chiến tranh đang diễn ra đến hạn hán ảnh hưởng đến các tuyến đường quan trọng như Kênh đào Panama. 

Lịch trình tàu phức tạp có thể sẽ phá vỡ sự đồng bộ của các tàu container khổng lồ, tàu chở nhiên liệu và các tàu chở hàng hóa khác trong suốt cả năm.

Điều này kéo theo thời gian vận chuyển kéo dài hơn, làm tăng chi phí cho các nhà bán lẻ như Walmart , IKEA và Amazon, cũng như các nhà sản xuất thực phẩm như Nestle và chuỗi các cửa hàng tạp hóa bao gồm Lidl.

Ông Jay Foreman, Giám đốc điều hành của công ty đồ chơi của Mỹ Basic Fun, cho biết: “Đây dường như là điều bình thường mới. Tuy nhiên, trước mọi thứ quay trở lại bình thường, một sự kiện khác lại xảy ra khiến mọi thứ lại hỗn loạn”. 

Ông Peter Sand, chuyên gia phân tích của nhà cung cấp dữ liệu vận tải Xeneta cho biết, các rủi ro khác trong năm 2024 bao gồm khả năng mở rộng các cuộc tấn công ở Biển Đỏ tới Vịnh Ả Rập, có thể ảnh hưởng đến các chuyến tàu chở dầu. Bên cạnh đó, nếu mối quan hệ Trung Quốc-Đài Loan trở nên tồi tệ hơn cũng có thể ảnh hưởng đến các tuyến thương mại quan trọng. 

Xung đột Nga-Ukraine tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán ngũ cốc.

Cuối tuần trước, Maersk đã cùng với các hãng vận tải biển lớn khác thay đổi cung đường nhằm tránh các cuộc tấn công tại khu vực Biển Đỏ. 

Trong khi các tàu chở dầu và nhiên liệu cung cấp cho châu Âu tiếp tục đi qua kênh đào Suez, hầu hết tàu container đang định tuyến lại hàng hóa quanh mũi phía nam châu Phi.

Chi phí nhiên liệu của các chủ tàu tăng lên tới 2 triệu USD cho mỗi chuyến khứ hồi khi chuyển hướng, không đi qua kênh Suez. Giá cước tàu giao ngay chuyến Á-Âu đã tăng hơn gấp đôi so với mức trung bình năm 2023 lên 3.500 USD/container 40 feet. 

Chi phí gia tăng có thể dẫn đến mức giá cao hơn cho người tiêu dùng, tuy nhiên Goldman Sachs mới đây cho rằng cú sốc tăng giá sẽ không tồi tệ như thời kỳ hỗn loạn của đại dịch 2020-2022.

Ông Alan Baer, ​​Giám đốc điều hành của OL USA, công ty xử lý các chuyến hàng vận chuyển hàng hóa cho khách hàng, cho biết: “Quý I/2024 sẽ hơi điên rồ đối với sổ sách kế toán của mọi người”.

Theo dự án nhà cung cấp phần mềm chuỗi cung ứng, project44, lưu lượng tàu đi qua kênh đào Panama, một giải pháp thay thế Kênh Suez, đã giảm 33% do mực nước thấp. Những hạn chế đó đã khiến chi phí vận chuyển hàng rời đối với các mặt hàng như lúa mì, đậu nành, quặng sắt, than đá và phân bón tăng mạnh vào cuối năm 2023.

Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ngày càng thường xuyên đang có tác động ngay lập tức hơn là căng thẳng chính trị. 

Brazil đã phải hứng chịu hậu quả kép của đợt hạn hán lịch sử trên Amazon và lượng mưa quá lớn ở phía bắc đất nước. Điều này góp phần khiến tàu phải xếp hàng dài hơn bình thường tại cảng Paranagua vào cuối năm 2023, chỉ vài tháng trước mùa vận chuyển đậu nành cao điểm.

Ông John Kartsonas, đối tác quản lý tại Breakwave Advisors, Cố vấn giao dịch hàng hóa cho Breakwave Dry Bulk Shippingt: “Bạn luôn có thể nói, “đây chỉ là sự kiện xảy ra một lần”, nhưng nếu các sự kiện xảy ra mỗi tháng một lần thì chúng không còn là sự kiện cá biệt nữa”. 

H.Mĩ

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.