Theo số liệu nhập khẩu tôm tháng 5/2021 của Mỹ, Ấn Độ đang giữ ngôi vương khi vận chuyển được 31.972 tấn tôm sang thị trường Mỹ. Xếp sau Ấn Độ lần lượt là các nước Indonesia, Ecuador và Việt Nam.
Sản phẩm thuỷ sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU nhưng khó vào siêu thị nội địa do quy định sử dụng chất kháng sinh Enrofloxacin trong Thông tư 10. Bất cập này khiến doanh nghiệp thủy sản mất cơ hội cạnh tranh tại thị trường 100 triệu dân.
Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt gần 1 nghìn tấn, trị giá hơn 4 tỷ USD, tăng 13% về lượng và tăng 12,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Các sản phẩm tôm từ 153 nhà xuất khẩu tôm của Ấn Độ sẽ bị đánh thuế suất là 7,5%, riêng tôm từ công ty HN Indigos sẽ bị đánh thuế hơn 11%. Đây được coi là mức thuế chống bán phá giá cao nhất từ trước đến nay mà Mỹ áp dụng với sản phẩm tôm từ Ấn Độ.
Trong khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ, EU tăng trưởng dương thì xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong tháng 4, 5 liên tiếp giảm mạnh do nước này thắt chặt kiểm tra virus SARS-CoV-2 đối với hàng thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu.
Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, tháng 5 xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 34 nghìn tấn, trị giá 305 triệu USD, tăng 6% về lượng và tăng 3% về trị giá so với tháng 5/2020.
Nhu cầu nhập khẩu thủy sản ở EU bùng nổ sau khi kiểm soát dịch COVID-19 trong khi ngành thủy sản Ấn Độ và nhiều nước đang lao đao vì dịch. Cùng với lợi thế từ EVFTA, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam không nên bỏ lỡ cơ hội này.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), 4 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 198 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.
Từ tháng 4, xuất khẩu tôm Việt Nam có nhiều dấu hiệu tích cực ở một số thị trường lớn như CPTPP, Mỹ, EU, Trung Quốc... Dự báo trong quý II, tổng giá trị xuất khẩu tôm có thể tăng hơn 20%.
Theo Tổng Cục Thống kê Trung Quốc, ngày 21/5, nước này tạm hoãn nhập khẩu thủy sản trong vòng 1 tuần từ 5 công ty Ấn Độ trong đó bao gồm Copyright Notice Gopal Sea Foods, Charly Fisheries, Orient Frozen Foods LLP, và Naga Hanuman Fish Packers.
Trái với triển vọng ảm đạm ở các nước Đông Nam Á khác, lĩnh vực nông nghiệp - thực phẩm tại Việt Nam đang cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ nhờ dòng vốn đầu tư vào ba nhóm ngành tôm, thịt heo và gia cầm.
Việc Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng COVID-19 mới tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh như Ecuador, Indonesia, và Việt Nam) cải thiện thị phần trong các nước nhập khẩu - đặc biệt là ở Mỹ.
Hải quan Trung Quốc mới đây tiếp tục siết chặt các biện pháp kiểm dịch COVID-19 đối với các sản phẩm thủy sản đông lạnh. Theo đó, mới đây nước này đã tạm đình chỉ việc nhập khẩu thủy sản từ 5 công ty đến từ các quốc gia Ecuador, Indonesia, Pakistan và Nga.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2020 do nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao.
Năm 2021 Minh Phú đặt mục tiêu lãi sau thuế gấp đôi năm ngoái, 1.400 tỷ đồng, song sau ba tháng đầu năm doanh nghiệp mới chỉ thực hiện được 2% mục tiêu này.