Việc xuất khẩu tôm trong tháng 3 tăng trở lại khiến cho bức tranh quý I chuyển sang gam sáng sau khi kết quả lũy kế 2 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng trước, Đại diện Thương mại Mỹ đã đề xuất áp thuế đến 25% đối với hàng loạt hàng hóa của 6 nước để đáp trả thuế dịch vụ kỹ thuật số mà các nước này áp cho các công ty công nghệ Mỹ. Một số mặt hàng thủy sản của Ấn Độ cũng lọt vào danh sách đề xuất, ngoại trừ sản phẩm tôm nước ấm.
Theo phân tích mới nhất của Undercurrent News, trong giai đoạn hậu COVID-19, Trung Quốc, Mỹ và các thị trường mới nổi như Việt Nam chính là nền móng cho thập kỷ tăng trưởng tiếp theo của ngành tôm toàn cầu.
Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho biết trong thời gian tới, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia sẽ tăng mạnh, trong đó tôm là mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường này.
Nhu cầu tiêu thụ tôm của người dân Mỹ không có dấu hiệu dừng lại trong năm nay, nhưng các nguồn cung ứng lớn nhất thì đang thay đổi mạnh mẽ, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ thông tin.
Theo CEO Robin Wang của công ty tiếp thị thủy sản SMH International (Thượng Hải), thị trường thủy sản nhập khẩu của Trung Quốc vẫn còn rất biến động, các lô hàng bị kẹt lâu ngày tại cảng trong khi chi phí tăng vọt do các xét nghiệm COVID-19.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), hai tháng đầu năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu tôm đạt 376 triệu USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khối thị trường CPTPP vẫn dẫn đầu, chiếm 34,3% tổng xuất khẩu tôm.
Tác động của đại dịch COVID-19 đối với ngành thủy sản của Trung Quốc là rất đáng kể. Năm 2020, nhập khẩu và xuất khẩu thủy sản của đất nước tỷ dân lần lượt giảm 20% và 8% so với năm 2019, đặc biệt Trung Quốc phải đối mặt với một rủi ro rất lớn là thiếu nguyên liệu thô.
Theo đưa tin từ Undercurrent News, Trung Quốc vừa dỡ bỏ lệnh tạm dừng nhập khẩu tôm từ Sociedad Nacional de Galapagos (Songa), nhà xuất khẩu tôm lớn thứ tư của Ecuador.
Tháng 1, xuất khẩu tôm sang Mỹ tiếp tục tăng trưởng khả quan 10,5% so với cùng kỳ năm trước tới giá trị xuất khẩu đạt 41,8 triệu USD. Hiện nay, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu tôm chân trắng hàng đầu của Việt Nam.
Theo ông Lê Văn Quang, để Việt Nam trở thành cường quốc sản xuất, chế biến tôm số 1 thế giới cần sự chấp thuận và ủng hộ của Nhà nước và đề xuất chính quyền các cấp tạo ra các hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách thông thoáng.
Do đại dịch COVID-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng và chính quyền Bắc Kinh siết chặt các thủ tục hải quan, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc trong năm 2020 đã giảm 20% xuống còn 12,7 tỷ USD.
Tại Hội nghị Tiếp thị Thủy sản Toàn cầu của Viện Thủy sản Quốc gia Mỹ ngày 1/2, các nhà bán lẻ Mỹ đã công bố doanh số kỷ lục trên nhiều mặt hàng thủy sản tươi sống, đông lạnh và bảo quản lâu.