|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

WTTC: Trung Quốc sắp trở thành thị trường du lịch và lữ hành lớn nhất thế giới

03:00 | 30/09/2023
Chia sẻ
Theo dự báo của WTTC, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường du lịch và lữ hành lớn nhất thế giới trong 3 đến 5 năm tới.

Bà Julia Simpson, Giám đốc điều hành Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), nhận định rằng sự phục hồi của ngành này sau đại dịch COVID-19 đang diễn ra thuận lợi, đồng thời dự báo rằng Trung Quốc sẽ trở thành thị trường du lịch và lữ hành lớn nhất thế giới trong vòng 3 đến 5 năm tới.  

Bà Julia Simpson cho biết: “Trung Quốc cuối cùng đã mở cửa trở lại và chúng tôi đang chứng kiến sự phục hồi hoàn toàn đó”.

Theo dữ liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới, du lịch quốc tế đã tiếp tục phục hồi sau cuộc khủng hoảng đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử khi số lượng du khách đạt 84% mức trước đại dịch từ tháng 1- 7/2023.

Trong thông cáo báo chí vừa công bố tổ chức này cho biết, việc tối ưu hóa và điều chỉnh các biện pháp ứng phó với COVID-19 ở Trung Quốc, cũng như mở cửa lại các thị trường và điểm đến khác ở châu Á sẽ tiếp tục thúc đẩy du lịch cả trong khu vực và các nơi khác trên thế giới.

Về triển vọng du lịch và lữ hành của Trung Quốc, bà Simpson giải thích thêm, Trung Quốc là một thị trường du lịch quan trọng trị giá 1.800 tỷ USD. Thị trường đã sụt giảm trong thời kỳ đại dịch.

Ngày nay Trung Quốc đã mở cửa trở lại, khách nước ngoài cũng đang bắt đầu đến thăm Trung Quốc và người Trung Quốc cũng quay lại đi du lịch khiến thị trường này có triển vọng rất tốt. Trong vòng 3 đến 5 năm tới, Trung Quốc có khả năng sẽ trở thành thị trường du lịch và lữ hành lớn nhất thế giới.

WTTC được thành lập vào năm 1990 và là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại London (Vương quốc Anh). Các thành viên của tổ chức này bao gồm các CEO, chủ tịch và chủ tịch của các doanh nghiệp du lịch và lữ hành khu vực tư nhân trên toàn thế giới.

Vân Anh (Theo THX)

WB: Việt Nam sẽ nằm trong top các nền kinh tế tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu năm 2025
Theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia, với mức tăng GDP 6,6% trong năm 2025 dù thấp hơn mục tiêu đặt ra (ít nhất 8%), song Việt Nam vẫn nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở Đông Á cũng như toàn cầu.