|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Hội viên WeWow bảo nhau không đòi tiền mấy tháng cuối dù nhận xét công ty 'chơi không đẹp'

14:32 | 13/05/2020
Chia sẻ
Ban lãnh đạo WeWow thông báo một nền tảng thể dục kĩ thuật số sẽ hỗ trợ hội viên tiếp tục sử dụng dịch vụ phòng tập, đồng thời khẳng định họ đang đàm phán với một số doanh nghiệp khác.

Công ty cổ phần công nghệ Onaclover - WeWow đã tuyên bố phá sản từ 8h ngày 11/5 trong một thông báo gửi tới các khách hàng. Trong thông báo mới nhất, họ nói nền tảng thể dục kỹ thuật số LEEP.APP & CMG.ASIA sẽ hỗ trợ hội viên WeWow tìm các nhà cung cấp dịch vụ cho khách hàng sau khi công ty ngừng hoạt động.

"Như trong email, chúng tôi đang cố gắng hết sức để tìm ra những giải pháp dịch vụ cho các quí khách hàng. Một lần nữa, chúng tôi chân thành xin lỗi về tình hình và hiểu rằng quí khách hàng đang có nhiều ý kiến và câu hỏi về quyền lợi của qquí khách hàng", 

Sau đó WeWow nói họ đang thương thảo với một số đối tác cung cấp dịch vụ, và hi vọng rằng trong thời gian ngắn nhất, họ có thể đạt được những giải pháp ổn thỏa cho hội viên.

WeWow công bố đối tác hỗ trợ khách hàng sau khi tuyên bố phá sản - Ảnh 1.

Một áp phích quảng cáo của WeWow. Ảnh: WeWow

Với 12 năm hoạt động ở Việt Nam, LEEP.APP & CMG.ASIA cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực thể hình và phong cách sống. Đến cuối năm 2019, nền tảng đã có hơn 25.000 hội viên với tổng số hơn 500.000 giờ tập.

Nguyễn Cẩm Hà, một hội viên, nói rằng chị chưa hề nhận mail thông báo phá sản của WeWow. 

"Tôi đã mua gói tập của WeWow nhưng chưa kích hoạt. Vậy giờ giải pháp là gì?", chị Hà đặt câu hỏi.

Rất nhiều hội viên khác cũng khẳng định họ chưa nhận email thông báo phá sản từ WeWow.

"Mua gói 4 triệu của WeWow nhưng tôi mới tập 4 buổi. 4 triệu đồng cho 4 buổi, nhưng tôi vẫn phải ngậm ngùi thôi", một hội viên có tên Nguyễn Thanh Huyền bình luận.

Vũ Linh, một hội viên của WeWow, bình luận rằng công ty đã hành xử không đẹp.

"Lần trước các bạn khó khăn, nhiều khách hàng, bao gồm cả tôi, vẫn tin tưởng và cho các bạn cơ hội. Nhưng lần này các bạn hành xử không đẹp. Các bạn nên có thông tin rõ ràng, cụ thể sớm, chứ đừng vi khách hàng bực tức mà các bạn tìm tạm lí do thoái thác rồi ôm tiền chạy", Vũ Linh viết.

Nhiều người nhận định nếu Nguyễn Khôi từ chức giám đốc điều hành WeWow sớm hơn, có lẽ công ty sẽ không phá sản vào thời điểm này.

"Có lẽ chúng ta phải thông cảm cho startup này. Việc sửa đổi chính sách tập luyện khiến họ lao đao. Dịch COVID-19 khiến họ kiệt sức. Nếu họ thay giám đốc sớm hơn và sửa đổi chính sách trước đó vài tháng, có lẽ họ sẽ không phá sản vì COVID-19", một người nhận xét.

Một người có tên L.T Tùng cáo buộc WeWow nợ tiền đối tác suốt cả năm và khất nợ nhiều lần. 

"Các bạn không thèm trả lời đối tác, không hẹn gặp đối tác dù chỉ một lần và bây giờ các bạn mất tích. Các bạn kéo cả đối tác chết theo rồi đấy", anh Tùng nói.

Dù rất bức xúc, nhiều người vẫn nhận định họ không có cơ sở để hi vọng vào khả năng đòi lại tiền khi nghiên cứu Luật Dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Phá sản năm 2014.

"Mọi người nên kiện WeWow vì tội lừa đảo chứ không nên kiện họ theo Luật Phá sản. Mọi người không thấy WeWow đang chịu sức ép giải quyết vụ việc bên ngoài tòa án nên họ phải tìm đối tác để hỗ trợ khách hàng sao?", một người có tên Minh Tú lập luận.

Vài người nghĩ hội viên nên ngừng yêu cầu WeWow thanh toán tiền trong những tháng cuối, bởi công ty đã kiệt sức. 

"Ai cũng cần tiền cả thôi, nhưng bản thân WeWow trước giờ vẫn phải làm dâu trăm họ. Khủng hoảng nhân đôi của họ đến từ cả khách hàng lẫn đối tác", một hội viên tên Lâm bày tỏ.

Nhạc Phong