|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Vũ khí' lợi hại hơn cả thuế quan của Mỹ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

14:43 | 25/05/2019
Chia sẻ
Cuộc chiến tranh thương mại do Tổng thống Donald Trump phát động hiện mới đang tập trung vào tăng thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền của ông dường như đang tiến đến một mặt trận mới: “Vũ khí hóa” hàng hóa xuất khẩu từ chính Mỹ.
Vũ khí lợi hại hơn cả thuế quan của Mỹ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc - Ảnh 1.

(Ảnh: BBC)

Theo Bloomberg, Mỹ đang tìm cách ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận với công nghệ chủ chốt của họ bằng cách hạn chế xuất khẩu linh kiện quan trọng cho công ty viễn thông hàng đầu Trung Quốc, Huawei. Ngoài ra, Mỹ cũng đang cân nhắc đưa ít nhất 5 công ty công nghệ khác của Trung Quốc vào “danh sách đen”.

Các động thái trên là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Mỹ nhằm mở rộng và củng cố chính sách kiểm soát xuất khẩu đã được thực hiện trong hàng chục năm qua. Chính sách này có mục đích hạn chế tối đa việc bán các công nghệ có thể ứng dụng trong công nghiệp quốc phòng tới các đối thủ hoặc những bên có thể gây ra rủi ro an ninh quốc gia với Mỹ.

Động thái của chính quyền ông Trump cũng được cho là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã phát triển trở thành một cuộc xung đột quy mô lớn hơn xung quanh vấn đề công nghệ.

Trong các cuộc họp kín từ năm ngoái, chính quyền Mỹ được cho là đã bàn bạc về mọi khía cạnh liên quan tới các công nghệ, và khả năng có thể ứng dụng chúng để mang lại lợi thế quân sự, nhằm chốt một danh sách kiểm soát xuất khẩu tối ưu nhất, bảo vệ lợi ích của Mỹ trước Trung Quốc và các đối thủ chiến lược khác.

Các quan chức Mỹ có quan điểm cứng rắn đã kêu gọi một cách tiếp cận rộng và toàn diện hơn với mọi công nghệ được cho là ẩn chứa rủi ro có thể rơi vào tay Trung Quốc và gây bất lợi cho Mỹ như trí tuệ nhân tạo, robot, in ấn 3D. Quy định mới đồng thời sẽ hạn chế việc các công ty Mỹ thuê kỹ sư và nhà khoa học nước ngoài làm việc trong các lĩnh vực “dễ bị ảnh hưởng” nhằm tránh tới mức tối đa việc bị rò rỉ tinh hoa công nghệ Mỹ ra bên ngoài.

Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của chính quyền ông Trump rằng an ninh kinh tế chính là an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, chiến lược trên cũng vấp phải những ý kiến trái chiều. Một số doanh nghiệp Mỹ quan ngại với chính sách kiểm soát xuất khẩu hơn cả việc đánh thuế hàng nhập khẩu. Các công ty công nghệ lớn như General Electric (GE), Google và Microsoft nói rằng những chính sách này có thể ngăn họ tiến vào những thị trường hấp dẫn trong khi việc hạn chế thuê nhân sự chất lượng cao có thể làm suy yếu khả năng cải tiến công nghệ của nước Mỹ nói chung.

Trong bức thư viết cho Bộ Thương mại, Microsoft cảnh báo rằng những lệnh cấm này có thể cô lập Mỹ với cộng đồng nghiên cứu quốc tế. Hãng công nghệ này cho rằng nếu bị áp dụng sai, chiến lược này có thể gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng tới lợi ích của Mỹ.

Trong khi đó, GE cho rằng trí tuệ nhân tạo là khái niệm rất rộng lớn và việc định nghĩa nó quá chung chung và mơ hồ trong các lệnh hạn chế có thể gây ảnh hưởng tới quá trình nghiên cứu và cải tiến của hãng.

Các chuyên gia cũng cho rằng việc cân bằng giữa bảo vệ lợi ích quốc gia trong khi không cô lập và khiến quá trình cải tiến công nghệ bị ảnh hưởng là một nhiệm vụ “hóc búa”.'


Đức Hoàng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.