|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Vụ án Ngân hàng Xây Dựng sáng 26/6: Triệu tập chánh thanh tra NHNN Nguyễn Hữu Nghĩa

08:26 | 26/06/2018
Chia sẻ
Ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc NHNN cho rằng nội dụng cáo trạng phần truy tố bị cáo không đúng. Về việc tái cơ cấu ngân hàng, bị cáo có trách nhiệm công tác thanh tra giám sát ngân hàng, giám sát thực hiện tái cơ cấu.

Sáng hôm nay (26/6), phiên tòa xét xử vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, gây thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi các bị cáo.

11h30: Xét hỏi về 903 tỷ đồng ủy thác đầu tư mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh

Bị cáo Ngô Văn Thanh: Dựa theo bản phân công của tổ trưởng, bị cáo thực hiện theo sự phân công. Ông không phê, không có ý kiến về khoản này.

Bà Trần Thu Hồng: Đối với 903 tỷ đồng ủy thác đầu tư, bà Hồng cho biết không thuộc nhiệm vụ của mình.

Bị cáo Hà Tấn Phước cho rằng khoản ủy thác không có phân công cho bà Hồng. Khoản này thực chế là khoản cấp tín dụng, theo nhiệm vụ theo là do bà Hồng, khi đã được chuyển khoản thì có phân công cho ông Trung làm văn bản ngưng và đề nghị thu hồi.

Ông Quách Minh Trung cũng cho rằng khoản ủy thác không có phân công cho mình.

11h15: VKS đề nghị triệu tập Nguyễn Hữu Nghĩa - chánh Thanh tra NHNN

10h30: Bị cáo Đặng Thanh Bình tiếp tục tham gia xét hỏi

VKS hỏi trách nhiệm của bị cáo trong việc gây thất thoát 15.000 tỷ tại VNCB. Bị cáo cho rằng những vi phạm của ngân hàng VNCB có liên quan đến việc chấp hành quy định hoạt động an toàn ngân hàng. Có 3 đơn vị liên quan đó là tổ giám sát, NHNN Long An, Cơ quan thanh tra giám sát. Bị cáo có trách nhiệm chỉ đạo chung, không chịu trách nhiệm quyết định cụ thể trừ trường hợp có sự chỉ đạo của cơ quan thanh tra giám sát NHNN.

Bị cáo nhận thấy cho rằng mình đã làm đầy đủ, kịp thời trách nhiệm của mình trong công tác chỉ đạo thanh tra giám sát, tái cơ cấu NHTM. Những vấn đề vượt thẩm quyền của bị cáo sẽ được xin ý kiến, báo cáo với lãnh đạo NHNN.

Việc đổ vỡ ngân hàng thì ban lãnh đạo NHNN có trách nhiệm về mặt chính trị, có liên quan đến các đơn vị là Tổ giám sát, NHNN Long An, Cơ quan thanh tra giám sát. VKS đề nghị triệu tập ông Nguyễn Hữu Nghĩa, (Chánh thanh tra NHNN), do có liên quan đến vụ án.

Liên quan đến việc góp vốn của Tập đoàn Thiên Thanh, bị cáo cho biết có nhận công văn về việc chấp thuận nguyên tắc đối với phương án góp vốn. Trong đó, cổ đông mới chịu trách nhiệm về tính chính xác, năng lực tài chính.

Bị cáo khai cũng có nhận tờ trình kiến nghị tái cơ cấu ngân hàng VNCB như thành lập mới ngân hàng. Đồng thời có bút phê về việc đồng ý góp vốn, yêu cầu nhà đầu mới không được góp vốn bằng vốn vay, vốn huy động và vốn ủy thác. Tuy nhiên trong tờ trình 1340 không đề cập đến việc cơ quan quản lý phải kiểm tra khoản góp vốn này và việc kiểm tra sẽ thực hiện sau khi góp vốn. Phương án góp vốn đã thể hiện rất rõ ràng.

Hơn nữa, trong tờ trình đã thiếu nội dung quan trọng đó là chưa thể hiện yêu cầu của Thủ tướng chính phủ, NHNN.

Tại cuộc họp xin ý kiến về công tác liên quan đến một số hoạt động của ngân hàng Đại Tín, phê duyệt tái cơ cấu. Bị cáo cho biết, cuộc họp đã nêu lộ Trình tái cơ cấu triển khai còn chậm. Phương án ban đầu đã không thực hiện theo cam kết. Hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, tăng vốn điều lệ đều chậm so với mốc 9 tháng. Tuy nhiên trong thảo luận của Ban lãnh đạo cho rằng cần sớm có hiệu lực tái cơ cấu để rằng buộc các nhà đầu tư thực hiện các cam kết của mình.

Cơ quan thanh tra NHNN đã đánh giá rất đủ về năng lực tài chính, tình hình hoạt động ngân hàng. Ban chỉ đạo không có thẩm quyền quyết định hay không về việc tái cơ cấu Ngân hàng. Các quyết định của bị cáo ký không gây ra hậu quả đối với ngân hàng.

10h10: nghỉ giải lao

9h30: Tổ phó Tổ giám sát khai không nhận được tờ trình rút tiền của VNCB

Bị cáo Phạm Thế Tuân khai chưa có bút phê nào liên quan đến 6 giao dịch mà Phạm Công Danh rút tiền của VNCB. 6 tờ trình đó không đến tay bị cáo và không ký vào các tờ trình đó.

Bị cáo Lê Văn Thanh xin giữ nguyên lời trình bày như phiên tòa hôm qua, có một phần trách nhiệm của bị cáo. Bị cáo cho biết chưa thấy có hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ được giao tại VNCB mà phải tự mày mò làm. Điều kiện thực hiện rất hạn chế, khó khăn như thời gian đi lại xa xôi, cản trở công việc.

Nguyên Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình khai không bao giờ tự mình đưa ra quyết định

Bị cáo Đặng Thanh Bình: Do tình hình hoạt động Ngân hàng Đại Tín hết sức khó khăn nên NHNN đã triển khai nhiệm vụ tổ chức tái cơ cấu ngân hàng, thành lập ngay tổ giám sát để ngăn chặn sự đổ vỡ của ngân hàng. Bị cáo cho biết cơ quan thanh tra giám sát NHNN chịu trách nhiệm giám sát hệ thống NHNN, kiểm tra hoạt động của tổ giám sát. Theo dõi, tham mưu, hỗ trợ cho Thống đốc NHNN. Cơ quan thanh tra giám sát đã có kết luận thanh tra về tình hình hoạt động Ngân hàng Đại Tín.

VKS cho rằng với trách nhiệm ban chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu, chỉ đạo tổ giám sát mà bị cáo để cho VNCB dùng ngân hàng này thao túng, gây hậu quả 15.000 tỷ đồng bị cáo có trách nhiệm này. Bị cáo Bình cho biết ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo chung về tái cơ cấu. Tuy nhiên, với ban chỉ đạo này, mỗi một thành viên đề có có ý kiến. Thực hiện nhiệm vụ của mình, ban chỉ đạo không có quyết định cụ thể về tái cơ cấu. Những nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền về cơ quan thanh tra.

Trong phần trách nhiệm của mình, bị cáo đã có suy nghĩ rất nhiều và cho rằng cáo trạng truy tố mình không đúng. Bị cáo nhận thấy đã thực hiện đầy đủ, đúng quy định và trách nhiệm của mình được giao. Đối với vấn đề tái cơ cấu rất quan trọng, phải xin ý kiến của Thống đốc, đưa ra tập thể lấy ý kiến. Bị cáo khẳng định rằng không bao giờ tự mình quyết định.

Là người ký quyết định 12, bị cáo cho rằng việc thành lập tổ giám sát rất kịp thời và sáng suốt. Quyền lực quyết định 12 thể hiện mối quan hệ giữa tổ giám sát và chi nhánh NHNN Long An. Với việc một NHNN Long An nhỏ, kinh nghiệm không có nhiều thì cần sự phối hợp. Bị cáo tái khẳng định mình đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình.

9h15: Bị cáo Ngô Văn Thanh cho rằng mình không phạm tội

Bị cáo Ngô Văn Thanh cho rằng mình không phạm tội nhưng có một phần trách nhiệm.

Về khoản sai phạm tại VNCB, những giao dịch của VNCB liên quan đến 3 ba ngân hàng BIDV, Sacombank và TPBank, bị cáo có ý kiến sau đó được tổ trưởng phân công người khác. Ngân hàng xây dựng nhiều giao dịch nên bị cáo phải chịu trách nhiệm một số giao dịch khác.

Theo đại diện VKS bị cáo có bút phê chuyển tiền đi, bị cáo cho rằng bị cáo chỉ có trách nhiệm là có ý kiến chuyển đi hay không thôi. Việc theo dõi dòng tiền thuộc trách nhiệm người khác.

VKS cũng cho rằng, thủ đoạn của Phạm Công Danh và đồng phạm rất tinh vi nhưng có có một phần trách nhiệm của bị cáo. HĐXX sẽ xem xét cân nhắc vai trò, hoàn cảnh của bị cáo. VKS cho biết chưa tiếp nhận đơn về hoàn cảnh, nhân thân cuả bị cáo.

9h: VKS tham gia xét hỏi

Ông Hà Tấn Phước: "Tổ giám sát chỉ có trách nhiệm báo cáo và đề xuất"

Bị cáo Hà Tấn Phước (nguyên Tổ trưởng Tổ giám sát) khẳng định lần nữa phần kết luận đối với hành vi của bị cáo chưa chính xác. Trong quyết định 12 không đề cập đến trách nhiệm phải thu hồi. Quyết định thể hiện trách nhiệm chỉ đạo Trustbank xem xét thu hồi, tổ giám sát không có trách nhiệm phải thu hồi.

Về tăng trưởng tín dụng, bị cáo có đề nghị ngân hàng giữ mức tăng trưởng như thời điểm 31/12/2011. Bị cáo đã có ngay văn bản đề nghị thống đốc đặt Trustbank vào kiểm soát đặc biệt, đây là một biện pháp mạnh nhưng không được cơ quan nhà nước trả lời trong một thời gian dài.

Đối với nhận thức của bị cáo, quyết định 12 là quyết định giao quyền cho tổ giám sát chỉ có kiến nghị, đề nghị, đề xuất và báo cáo chứ không có quyền lực cao nhất như bị cáo Bình trình bày.

Bị cáo thừa nhận không tiếp xúc trực tiếp công ty Đại Hoàng Phương (doanh nghiệp vay VNCB). Bị cáo cho biết khoản này thuộc trách nhiệm của tổ giám sát theo quyết định số 12 nhưng tổ giám sát đã ngăn chặn kịp thời. Bị cáo cho rằng do đây là lỗi, sự tinh vi của Phạm Công Danh. Tổ giám sát đã thu hồi khoản tiền này nên không nhất thiết phải tiếp xúc trực tiếp.

Bị cáo khẳng định rằng mình đã hoàn thành đúng nhiệm vụ trách nhiệm theo quyết định 12. Sau khi phát tiền khoản tiền được giải ngân, đã có văn bản đề nghị thu hồi và yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ để xác định lại thì phát hiện toàn bộ số tiền đã giải ngân và chuyển khoản.

Bị cáo cho rằng cáo trạng cáo buộc chưa chính xác lắm. Trước câu trả lời của bị cáo, VKS cho biết muốn hiểu rõ đúng bản chất của vụ việc.

Khi đặt tổ giám sát vào VNCB, tình hình ngân hàng rất nghiệm trọng, những quy định để tổ giám sát tương xứng với nhiệm vụ được giao chưa có. Tổ giám sát đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ của mình, báo cáo kịp thời. Với điều kiện hoạt động ngân hàng rộng, nơi ở các xa chỗ làm viêc thì không thể xử lý kịp thời và khó khăn. Tổ đã giám sát báo cáo nhiều lần. Bị cáo vẫn kiêm nhiệm, làm việc của NHNN.

Trong khoảng thời gian dài, tổ giám sát không nhận được phản hồi về những báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất. Mãi đến tháng 9/2011 mới nhận được hai văn bản của lãnh đạo NHNN chỉ đạo, đề nghị ngân hàng thu hồi.

8h30: Cơ quan thanh tra giám sát NHNN có trách nhiệm tham mưu

Cơ quan thanh tra giám sát NHNN cho biết đối với kiến nghị tổ giám sát tại VNCB thì cơ quan thanh tra sẽ tham mưu. Đại diện này cho biết, cơ quan thanh tra giám sát đã có báo cáo số 78 nêu vấn đề về dấu hiệu sai phạm VNCB và đã có văn bản chỉ đạo giám sát VNCB, thu hồi khoản sai phạm.

Đồng thời, có công văn 67 thu hồi đối với khoản tiền liên quan đến khoản tiền 63 tỷ đồng, core banking, cho vay tín dụng 10 doanh nghiệp. Các sai phạm này đã được tổ giám sát xin ý kiến lãnh đạo NHNN, có yêu cầu VNCB thu hồi.

Khi được hỏi về tình hình thu hồi các khoản sai phạm, vị đại diện cho biết sẽ xin ý kiến trả lời sau.

vu an ngan hang xay dung sang 266 trieu tap chanh thanh tra nhnn nguyen huu nghia
Ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc NHNN (ảnh: MA)

Tóm tắt phiên chiều ngày 25/6:

Tại phiên tòa, ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc NHNN cho rằng nội dụng cáo trạng phần truy tố bị cáo không đúng. Về việc tái cơ cấu ngân hàng, bị cáo có trách nhiệm công tác thanh tra giám sát ngân hàng, giám sát thực hiện tái cơ cấu.

Bị cáo khai quyết định 12 thể hiện rõ trách nhiệm của tổ giám sát như báo cáo NHNN, NHNN chi nhánh trên địa bàn. Có vấn đề phải báo cáo cho hai đơn vị đó. Theo quy định, mọi báo cáo đều phải thông qua cơ quan giám sát, Thống đốc NHNN. Trong quá trình giám sát, cơ quan giám sát NHNN đã nhận được nhiều báo cáo về vi phạm của VNCB và đã báo cáo với lãnh đạo NHNN. Trong đó, bị cáo Bình có nhận báo cáo và chỉ đạo trực tiếp đối với những sai phạm đó.

Cụ thể, ngày 4/6/2013, tại cuộc họp liên quan đến hoạt động VNCB, bị cáo đã giao NHNN Long An thực hiện báo cáo toàn diện hoạt động ngân hàng VNCB.

Bị cáo cũng đã có bút phê về việc đề nghị cơ quan giám sát đánh giá gấp về tình hình VNCB, trên cơ sở chỉ đạo của cơ quan thanh tra và gửi cho NHNN chi nhánh Long An và VNCB.

Theo quy định, chi nhánh NHNN Long An là đơn vị có thẩm quyền đình chỉ hoạt động Ngân hàng không phù hợp với quy định của pháp luật. Khi nhận được báo cáo liên quan đến sai phạm, chi nhánh NHNN Long An có quyền kiểm tra ngân hàng và đề xuất biện pháp xử lý.

Về việc tái cơ cấu VNCB, bị cáo Bình khai có biết thông tin về nhóm Thiên Thanh đã nhận chuyển nhượng 85% cổ phần của Ngân hàng Đại Tín và đã yêu cầu ông Tuân báo cáo việc này. Danh sách cổ đông không có gì thay đổi so với trước đó, mới chỉ có thỏa thuận giữa hai bên thôi.

Ông Bình cho biết, thời điểm đó, cơ quan thanh tra lo lắng nguồn vốn không phải thực sự của cổ đông. Do đó về yêu cầu tăng vốn góp để tái cơ cấu của VNCB, bị cáo đã quyết định cho áp dụng như đối với thành lập ngân hàng mới. Khi thành lập ngân hàng mới, sẽ không được vay vốn và phải gửi tiền gửi vào tài khoản NHNN 30 ngày. Đồng thời, yêu cầu ngân hàng không dùng nguồn vốn bên ngoài để tăng vốn. Việc cam kết là một chuyện nhưng việc thực hiện là một chuyện khác.

Trên cơ sở bút phê của bị cáo, cơ quan giám sát đã yêu cầu kiểm tra chặt chẽ vốn góp. Đồng thời, bị cáo đã phê là cần phải phối hợp, kiểm tra chặt chẽ nguồn vốn.

Trước lời khai của bị cáo Bình, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã yêu cầu thư ký gửi giấy triệu tập khẩn cấp đến Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN.

Xem thêm

Minh Anh

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.