Trong tháng 4, SSI Research khuyến nghị tập trung các mã có động lực tăng trưởng từ năm 2023 và có yếu tố hỗ trợ giá trong ngắn hạn, điển hình như KBC, VRE, FPT, PVS và PVT.
Trong tuần VN-Index mất hơn 32 điểm và rơi khỏi mốc 1.500, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục xuống tiền nâng đỡ thị trường với giá trị gom ròng đạt 171 tỷ đồng. Trong đó, tâm điểm rót vốn của khối này là cổ phiếu VRE, trong khi FLC là mã bị xả ròng mạnh nhất.
Nhóm nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến quỹ RWC Partners trở thành cổ đông lớn của CTCP Vincom Retail với số lượng cổ phiếu là 144,2 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu 5,02%.
COVID-19 và giãn cách xã hội thắt chặt hơn đã đẩy các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết vào thế "tiến thoái lưỡng nan" khi phải đóng cửa hàng trăm, hàng nghìn cửa hàng. Sau khi dịch qua đi, các doanh nghiệp đã chuẩn bị gì để đón trước cơ hội khi sức cầu bung trở lại?
Vincom Retail vừa bổ nhiệm hai nhân sự vào ban tổng giám đốc của công ty là ông Nguyễn Duy Khánh, Phó Tổng Giám đốc Vận hành và bà Phạm Thị Ngọc Hà làm Giám đốc Tài chính công ty.
BSC cho rằng Vincom Retail sẽ khó hoàn thành kế hoạch năm nay nhưng sẽ tạo ra mức nền thấp để kết quả kinh doanh của công ty được phục hồi mạnh lên 3.069 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế vào năm sau, tăng 54%.
Khẩu vị của nhà đầu tư Việt Nam trong những năm qua đã thay đổi rõ rệt, chuyển từ các cổ phiếu xây dựng - bất động sản như FLC, ROS, HQC, ITA, ... sang nhóm ngân hàng STB, MBB, TCB, CTG, hay nhóm thép HPG, HSG và họ Vingroup gồm VIC, VRE, VHM.
Doanh thu từ chuyển nhượng dự án tăng cùng việc giảm quy mô gói hỗ trợ giá thuê khi ngành bán lẻ phục hồi sau đợt dịch bùng phát giúp doanh thu của Vincom Retail tăng 32% trong quý I.