|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán tiếp tục hồi phục, VHM tăng trần sau tin mua lại 370 triệu cổ phiếu

15:00 | 07/08/2024
Chia sẻ
Thị trường diễn biến tích cực hơn trong phiên phiên chiều. Trên sàn HOSE, giao dịch tích cực của một số mã trụ như VHM, VIC, VRE kéo chỉ số tăng điểm.

Cổ phiếu nhóm VN30 phân hóa trong phiên giao dịch ngày 7/8. Ảnh: VNDirect.

Đóng cửa, VN-Index tăng 5,6 điểm (0,46%) lên 1.215,88 điểm, HNX-Index tăng 1,5 điểm (0,66%) đạt 227,95 điểm, UPCoM-Index giảm 0,19 điểm (0,21%) xuống 92,03 điểm.

VN30-Index kịp lấy lại sắc xanh nhẹ với mức tăng 0,77 điểm (0,06%) khi đóng cửa. Ở rổ VN30, VHM duy trì sắc tím lúc kết phiên với khối lượng dư mua giá trần hơn 1,3 triệu đơn vị. Đây vẫn là trụ đỡ tích cực nhất cho thị trường chứng khoán với mức đóng góp gần 2,6 điểm. Bên cạnh các cổ phiếu “họ Vin”, các mã tác động tích cực đến VN-Index phiên hôm nay còn có GAS, GVR, VNM, VCB, FPT, …

Tuy nhiên, sắc đỏ của TCB, VPB, BID, CTG, HPG kìm hãm đà tăng của thị trường. Dòng midcap tiếp đà hồi phục với loạt mã tăng hơn 2% như DXS (+3,7%), DPM (+3,4%), BWE (+2,4%), DXG (+2,3%), PTB (+2,3%), TCH (+2,3%), HDG (+2,1%), …

Tại nhóm cổ phiếu trụ cột ngành ngân hàng, xu hướng phân hóa trở lại trong phiên chiều. Nhiều cổ phiếu lấy lại sắc xanh có thể kể đến như KLB (+1,7), ABB (+1,3%), VBB (+1%), BAB (+0,8%), BVB (+0,8%). KLB và PGC vẫn duy trì đà tăng khi đóng cửa xanh lần lượt 1,7% và 1,2%.

Ở phía đối diện, TCB giảm 2,2% xuống 21.800 đồng/cp, đây cũng là lực cản mạnh nhất của VN-Index phiên hôm nay với mức ảnh hưởng giảm gần 0,9 điểm. Nhóm bất động sản tiếp đà hồi phục với VHM và LDG tăng hết biên độ, HQC tăng 6,2% lên 3.590 đồng/cp, cùng với QCG (+5,1%), GVR (+3,8%), DXS (+3,7%), ITA (+3,7%), HTN (+2,6%), DXG (+2,3%), DXG (+2,3%), …

Thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp với gần 694 triệu cổ phiếu được mua – bán trong phiên hôm nay, tương đương hơn 15.400 tỷ đồng.

Tính riêng trên HOSE, thanh khoản giảm 13% xuống 14.192 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận trên HOSE đóng góp gần 114 triệu đơn vị, tương đương 2.556 tỷ đồng về giá trị, trong đó nổi bật là giao dịch trao tay gần 357 tỷ đồng mã MSN và 232 tỷ đồng mã SHB. 

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 2,98 điểm (0,25%) về 1.207,3 điểm, HNX-Index giảm 1,05 điểm (0,45%) còn 225,4 điểm, UPCoM-Index giảm 0,52 điểm (0,57%) xuống 91,7 điểm.

Khởi đầu phiên sáng nay, sự khởi sắc bất ngờ của nhóm Vingroup để ngỏ kỳ vọng VN-Index duy trì đà tăng và hướng tới chinh phục ngưỡng 1.220 điểm. Tuy nhiên, thị trường suy yếu dần về cuối phiên khi nỗ lực kéo trụ đã hạ nhiệt đáng kể. Rổ VN30 ghi nhận 22 mã giảm/6 mã tăng và 2 mã đứng giá tham chiếu.

Ở nhóm vốn hóa lớn, ngoại trừ VHM vẫn giữ sắc tím trần và đóng góp lớn nhất cho VN-Index với gần 2,6 điểm, các mã cổ phiếu còn lại đồng loạt hạ độ cao. Điển hỉnh như VRE từ mức kịch trần chỉ còn tăng 5,9% lên 18.000 đồng/cp, VIC cũng thu hẹp sắc sang với mức tăng 2,5%. 3 mã còn lại dừng phiên sáng trong sắc xanh là GAS (+1,7%), GVR (+0,8%), VNM (+0,3%), …

Ở phía đối diện, BCM giảm 2,1% về 69.500 đồng/cp, cùng với VJC và TCB mất 2% thị giá. Loạt bluechips giảm hơn 1% gồm POW, VPB, HDB, CTG, TPB, STB, BID, HPG.

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tác động mạnh nhất lên chỉ số, đóng góp phần lớn vào đà giảm phiên sáng nay. Theo quan sát, lúc dừng phiên sáng chỉ duy nhất LPB và PGB tăng lần lượt 1,6% và 1,2%, cùng với ABB, BAB, BVB, KLB, SGB, SHB, VAB, VBB, VCB đứng giá tham chiếu, còn lại đều giảm điểm.

Một số cổ phiếu bất động sản duy trì sắc xanh đến cuối phiên như LDG (+3,8%), QCG (+3,6%), HQC ((+3,3%), VIC (+2,5%), HTN (+1,4%), VGC (+1%), GVR (+0,8%), …

Nhóm dầu khí diễn biến phân hóa với PVO tăng 5,2%, GAS xanh 1,7%, BSR và TDG xanh nhẹ trên tham chiếu. Ở phía đối diện, PVD giảm 1,9% xuống 25.850 đồng/cp, PVT (-1,1%), PLX (-1%), PVS (-1%), PVC (-0,8%), PSH (-0,6%), …

Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 431 mã giảm, 308 mã tăng và 180 mã giữ giá tham chiếu. Trong đó, sàn HOSE ghi nhận 275 mã giảm, 120 mã tăng và 57 mã giữ giá không đổi.

Thanh khoản tiếp tục suy giảm cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Phiên sáng nay có hơn 353 cổ phiếu được mua – bán, tương đương giá trị hơn 7.400 tỷ đồng. Tính riêng trên HOSE, thanh khoản giảm gần 4% về 6.942 tỷ đồng.

Tính đến 10h00, VN-Index tăng 3,73 điểm (0,31%) lên 1.214,01 điểm, HNX-Index giảm 0,22 điểm (0,1%) đạt 226,24 điểm, UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (0,03%) về 92,2 điểm.

Tiếp đà hồi phục của phiến trước đó, VN-Index mở cửa xanh hơn 6 điểm. Điểm sáng đầu phiên đến từ bộ ba cổ phiếu "họ Vin" khi 3 mã này đều giữ 3 vị trí đầu trong nhóm tác động tích cực lên VN-Index. Trong đó, VHM bật tăng trần lên 37.200 đồng/cp, trở thành "công thần" lớn nhất của thị trường sau thông tin Vinhomes sắp chi nửa tỷ USD mua lại 370 triệu cp. Cụ thể, Vinhomes vừa thông báo sẽ mua 370 triệu cổ phiếu quỹ, chiếm 8,5% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty, theo phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận. 

Phía công ty cho biết thị giá VHM đang ở mức thấp hơn so với giá trị thực của công ty, việc mua lại cổ phiếu nhằm đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông".

Trở lại với thị trường phiên sáng nay, VRE cũng tăng hết biên độ lên 18.150 đồng/cp. Cùng chiều VIC tăng 3,6% lên 42.800 đồng/cp. Chỉ riêng bộ ba này đã đóng góp hơn 4,6 điểm cho VN-Index. Như vậy, nếu không có đóng góp của cổ phiếu "họ Vin" thì VN-Index đang đỏ nhẹ.

Cùng chiều, VN30-Index cũng trong "trạng thái xanh vỏ, đỏ lòng" khi sắc đỏ đang áp đảo với 21/30 mã giảm. Trong đó, HPG, BCM, cùng loạt bluechips ngân hàng như TCB, VPB, HDB đang gây áp lực lên thị trường chung.

Sau khoảng 1 giờ giao dịch, sắc xanh của VN-Index có phần hạ nhiệt khi một số mã chịu áp lực bán trở lại, điều này có thể đến từ tâm lý lo ngại chiều nay số cổ phiếu mua vào của phiên giảm hơn 48 điểm sẽ về tài khoản của nhà đầu tư. HNX-Index và UPCoM-Index thậm chí về lại vùng giá đỏ.

Cổ phiếu 'họ Vin' tăng bốc đầu, lọt Top 3 mã có đóng góp tích cực nhất lên VN-Index đầu phiên sáng 7/8. (Nguồn: Chứng khoán VNDirect).

Tại thị trường quốc tế, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều ghi nhận kết quả tích cực trong phiên 6/8, tiếp nối đà phục hồi của chứng khoán châu Á. 

Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 6/8, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 294 điểm, tương đương 0,76% và đóng cửa ở mức 38.998 điểm. Ba phiên trước đó, Dow Jones đã giảm tổng cộng 2.140 điểm.

Chỉ số S&P 500 tăng 1,04%, chốt phiên với 5.240 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tiến thêm 1,03% và kết thúc với 16.367 điểm. Như vậy, cả ba chỉ số trung bình chính của chứng khoán Mỹ đã kết thúc chuỗi giảm điểm kéo dài ba ngày.

Tương tự, chỉ số Stoxx 600 của châu Âu cũng phục hồi thêm 0,29%. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 10,23%, ghi nhận phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ 2008, còn Topix tiến thêm 9,3%. Trước đó chỉ một ngày, Nikkei 225 từng giảm 12,4%, ghi nhận phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 1987.

Thu Thảo

Trung Quốc đánh mất lợi thế chi phí lao động giá rẻ nhưng Việt Nam không phải quốc gia duy nhất hưởng lợi
Mức lương trung bình trong ngành sản xuất của Việt Nam chỉ xấp xỉ 1/4 Trung Quốc. Tuy đây là lợi thế đáng chú ý của Việt Nam, một số quốc gia châu Á khác cũng có ưu điểm tương tự.