|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Viglacera: Lợi nhuận 2019 tăng gần 14% nhờ hoạt động cho thuê KCN

08:28 | 07/02/2020
Chia sẻ
Năm 2019, Viglacera ghi nhận doanh thu thuần đạt 10.116 tỉ đồng, tăng 14,8% so với kết quả đạt được năm 2018. Lợi nhuận sau thuế cả năm tăng trưởng 13,6% lên 758 tỉ đồng.
Hoạt động cho thuê KCN khởi sắc, Viglacera lãi sau thuế tăng gần 14% năm 2019 - Ảnh 1.

Showroom Viglacera Thăng Long. Nguồn: Viglacera.

Quí IV/2019, Tổng Công ty Viglacera (Mã: VGC) đạt 2.734 tỉ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng 4,7% so với cùng kì năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 146,4 tỉ đồng, tăng 5%.

Theo đó, cả năm 2019 công ty ghi nhận doanh thu đạt 10.116 tỉ đồng, tăng 14,8% so với kết quả đạt được năm 2018. Lợi nhuận sau thuế cả năm tăng trưởng 13,6% lên 758 tỉ đồng.

Viglacera cho biết, sự khởi sắc của thị trường bất động sản khu công nghiệp đến từ làn sóng đầu tư FDI đóng góp tích cực vào tăng trưởng của công ty trong năm 2019.

Tính đến tháng 12/2019, Vigalacera đã rót hàng nghìn tỉ đồng vào xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu và phát triển khu công nghiệp trong nước, cùng với đó là hàng trăm tỉ đồng đầu tư ra nước ngoài.

Các dự án tiêu biểu gồm có Dự án Đầu tư xây dựng và và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Yên Phong 1 mở rộng (456 tỉ đồng), Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Đồng Văn IV giai đoạn 2 (154,2 tỉ đồng), Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dịch vụ, nhà ở công nhân khu công nghiệp Đồng Văn IV (50 tỉ đồng).

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, nhóm gạch ốp lát có sự tăng trưởng vượt bậc so với cùng kì nhờ sự tái cơ cấu sản phẩm, thương hiệu, nhân sự và thị trường từ cuối năm 2018 cũng đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Năm 2019, Viglacera đã hoàn thành chỉ tiêu đầu tư số tiền 310 tỉ đồng cho Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất kính nổi siêu trắng tại Bà Rịa – Vũng Tàu; cùng với 292 tỉ đồng đầu tư cho Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sứ Viglacera Mỹ Xuân.

Việc đẩy mạnh đầu tư trong năm 2019 đẩy tài sản của công ty lên mức 20.344 tỉ đồng, tăng 23% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tài sản dở dang dài hạn tăng từ 1.913 tỉ đồng lên 2.415 tỉ đồng.

Các dự án bất động sản cũng đang trong giai đoạn chờ chuyển giao, hiện người mua đã trả trước 1.967 tỉ đồng, trong khi đầu năm 2019 khoản mục này có giá trị 268 tỉ đồng. Nhờ đó, giá trị tiền mặt tăng gần gấp đôi lên 2.702 tỉ đồng.

Đan Nguyên

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.