|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

VietBank và dấu ấn hoạt động 6 tháng đầu năm sau khi 'bầu' Kiên thoái sạch vốn

10:19 | 20/07/2019
Chia sẻ
Kết thúc nửa đầu năm 2019, gia đình bầu Kiên thoái gần hết vốn và rút khỏi ban điều hành, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của VietBank giảm 20% so với cùng kì.

vietbank_GZCP

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Ảnh: VietBank)

Cắt giảm gần 85% chi phí dự phòng để "hồi" lãi

Mới đây, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) đã công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế gần 250 tỉ đồng, tăng 24% so với cùng kì năm trước và bằng khoảng 1/2 kế hoạch lợi nhuận cả năm (từ 490 - 540 tỉ đồng). 

Lợi nhuận sau thuế đạt 198 tỉ đồng, chỉ tăng khoảng 4 tỉ đồng so với con số của 6 tháng đầu năm 2018.

Đáng chú ý, mặc dù thu nhập lãi thuần, lãi từ hoạt động dịch vụ và hoạt động khác tăng trưởng mạnh nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của VietBank lại ghi nhận giảm 20%. Nguyên nhân chính là do sự sụt giảm của mảng đầu tư chứng khoán và kinh doanh ngoại hối, giảm lần lượt 66,4% và 32%.

Screen Shot 2019-07-20 at 09

Kết quả hoạt động kinh doanh của VietBank (Nguồn: Diệp Bình tổng hợp).

Và nhờ có cắt giảm mạnh gần 85% chi phí dự phòng rủi ro từ gần 138 tỉ đồng về hơn 21 tỉ đồng nên lợi nhuận của ngân hàng mới giữ được con số tăng trưởng.

Vẫn chưa xử lí được khoản nợ xấu hơn 600 tỉ đồng được đảm bảo bằng cổ phiếu STB?

Tính đến 30/6, tổng tài sản của VietBank tăng 9,5% đạt 56.603 tỉ đồng, tuy nhiên cho vay khách hàng tăng trưởng khiêm tốn chưa đầy 6% với 37.569 tỉ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng của VietBank đạt 42.771 tỉ đồng, tăng 7,3%.

Screen Shot 2019-07-20 at 09

Một số chỉ tiêu tài chính của VietBank (Nguồn: Diệp Bình tổng hợp).

Nợ xấu của ngân hàng giảm nhẹ 14 tỉ đồng còn 430 tỉ đồng, tỉ lệ nợ xấu về 1,14%. Số dư trái phiếu VAMC của VietBank không thay đổi đáng kể với 241 tỉ đồng, trong đó đã trích lập dự phòng 77 tỉ đồng.

Nói đến nợ xấu cũng phải kể đến hai khoản mục phải thu của VietBank gồm 608 tỉ đồng nợ phải được chuyển nhóm 5 của ba khách hàng đảm bảo bằng cổ phiếu STB của Sacombank. Ngân hàng dự kiến sẽ thu hồi toàn bộ khoản nợ này trong năm nay.

Số dư lãi dự thu của ngân hàng tăng từ 900 tỉ đồng hồi đầu năm lên 1.411 tỉ đồng vào cuối quí II. Điều này cho thấy khả năng VietBank vẫn chưa xử lí được khoản nợ trên trong nửa đầu năm.

Tính đến cuối năm 2018, số dư nợ xấu của VietBank là 1.399 tỉ đồng, trong đó dự kiến thu hồi trong năm 2019 là 1.030 và trong năm 2020 là 281 tỉ đồng, đạt 84% tổng giá trị nợ gốc.

no-xau-vietbank-155552520762468891832

Nguồn: Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 của VietBank

Gia đình bầu Kiên thoái vốn gây xáo trộn cơ cấu sở hữu

Một trong những dấu ấn trong hoạt động 6 tháng đầu năm của VietBank là quá trình thoái vốn của một trong những cổ đông sáng lập là gia đình "bầu" Kiên.

Theo thống kê sơ bộ của người viết, hiện bầu Kiên và nhiều người thân đã thoái sạch vốn sở hữu tại ngân hàng. Nhóm cổ đông gia đình của bầu Kiên đã giảm tỉ lệ sở hữu từ gần 15% xuống chỉ còn khoảng 4,8%. Trong đó, bà Lan hiện nắm giữ số cổ phiếu nhiều nhất với gần 15 triệu cổ phiếu, chiếm 4,6% vốn cổ phần của VietBank.

3431_Screen_Shot_2019-01-14_at_12

Chi tiết sở hữu cổ phần tại VietBank của gia đình bầu Kiên (Nguồn: DB tổng hợp)

 Bà Lan đã từng đăng kí bán hết số cổ phiếu sở hữu nhưng không thành công. Cuối năm 2018 bà đã có đơn từ nhiệm khỏi thành viên HĐQT và hiện tại bà không còn tên trong danh sách HĐQT của ngân hàng.

Danh sách các thành viên HĐQT VietBank hiện tại

Screen Shot 2019-07-20 at 09

Nguồn: BCTC quí II VietBank

Trong khi nhóm cổ đông của bầu Kiên thoái vốn, nhóm cổ đông lớn còn lại liên quan đến Tập đoàn Hoa Lâm vẫn tiếp tục giữ nguyên sở hữu trước đó và có "nghi vấn" thành viên liên quan mua thêm cổ phần tại VietBank.

Ông Nguyễn Phan Hoài Hiệp, sinh năm 1994, đã đăng kí mua hơn 6,6 triệu cổ phiếu của VietBank trong đợt chào bán cổ phiếu chưa phân phối hết nhưng sau đó lại huỷ không rõ lí do.

Diệp Bình

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.