|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Việt Nam hướng đến xây dựng ngành dệt may bền vững

09:00 | 11/11/2018
Chia sẻ
Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trên thế giới nhưng lại nổi tiếng hơn về chi phí sản xuất thấp và tiêu chuẩn môi trường kém. Nếu không thay đổi các cách thức hoạt động, Việt Nam có thể sẽ đánh mất vị thế cạnh tranh.
viet nam huong den xay dung nganh det may ben vung

Quản trị lưu vực sông để cải thiện hiệu suất nước

Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (The Vietnam Textile and Apparel Association - VITAS) và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund - WWF) Việt Nam phối hợp để đưa ngành công nghiệp dệt may ngày càng phát triển bền vững hơn.

Dự án được khởi động vào tháng 11/2018 và kéo dài đến năm 2020, mục tiêu sử dụng năng lượng và nguồn nước hiệu quả hơn, tập trung chủ yếu vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng Nai, nơi quy tụ hơn một nửa các nhà máy dệt may Việt Nam.

Bằng cách quản trị tốt hơn lưu vực sông để cải thiện hiệu suất nước, dự án cũng góp phần gia tăng phát triển bền vững ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, mang lại các lợi ích về xã hội, kinh tế và thương mại. Một phần của dự án được tài trợ bởi ngân hàng HSBC nhằm giảm thiểu các tác hại đến từ các nhà máy dệt may tại Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ và Việt Nam.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp Hội Dệt May Việt Nam – VITAS, chia sẻ dự án ra đời vào đúng thời điểm mà ngành công nghiệp dệt may đang cần củng cố hệ thống quản lý, nâng cao các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội. Song song đó, với nhận thức ngày càng cao của khách hàng, đòi hỏi các thương hiệu toàn cầu cũng cần phải chú trọng các yếu tố đạo đức trong các hoạt động kinh doanh của mình.

“Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trên thế giới nhưng lại nổi tiếng hơn về chi phí sản xuất thấp và tiêu chuẩn môi trường kém. Nếu chúng ta không thay đổi các cách thức hoạt động, Việt Nam có thể sẽ đánh mất vị thế cạnh tranh và đó là lý do tại sao dự án này vô cùng quan trọng và kịp thời” ông chia sẻ.

“Về lâu dài, chúng tôi muốn thấy các nhà máy, các khu công nghiệp và các nhân tố khác cùng nhau chủ động phối hợp hành động để giải quyết các rủi ro cũng như tác động không chỉ trong doanh nghiệp của mình và có trách nhiệm hơn trọng việc sử dụng các nguồn tài nguyên chung”, theo ông Marc Goichot, đại diện của WWF- Greater Mekong.

Tác động môi trường

Tận dụng các thế mạnh về dân số trẻ, chi phí lao động thấp và nguồn tài nguyên dồi dào, các quốc gia như Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam chú trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp dệt may.

Tuy nhiên, quá trình sản xuất của ngành từ giai đoạn xử lý nguyên liệu thô đến sản xuất thành phẩm tiêu tốn nhiều năng lượng, khai thác, sử dụng và xả nguồn chất thải lớn vào môi trường. Việc sử dụng quá mức cũng xảy ra trong giai đoạn vận chuyển, bán hàng và truyền thông sản phẩm.

Nhiều yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến viêc tiêu thụ nước và năng lượng. Chẳng hạn, các loại sợi khác nhau được làm từ nguyên liệu có thể tái tạo như cotton, tre và lụa hay các nguyên liệu không thể tái tạo như dầu mỏ thì lượng tiêu thụ nước và năng lượng cũng không giống nhau.

Ví dụ, sợi tổng hợp (polyester garments) có nguồn gốc từ dầu mỏ tiêu thụ hơn 70% tổng năng lượng sử dụng tại giai đoạn sản xuất. Các sản phẩm cotton phần lớn dùng năng lượng bởi các khách hàng trong giai đoạn sau bán hàng. Trong khi đó, cây bông là một trong những cây ưa nước nhất.

Ngàng dệt may tiêu thụ nhiều năng lượng gây ra các vấn đề nhà kính, một trong những nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu. Đồng thời, môi trường nước cũng bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng nước quá mức và xả thải hóa chất độc hại đã hoặc chưa qua xử lý vào nguồn nước. Các chất thải rắn như vải phế liệu cũng là một ảnh hưởng tiêu cực mà ngành may mặc gây ra.

Nỗ lực xanh hóa từ Trung Quốc

Đối mặt với những dòng sông bị ỗ nhiễm quá mức, nguồn nước khan hiếm và ô nhiễm không khí, gần đây Trung Quốc đã áp dụng các phương pháp xanh hóa cho ngành dệt may của họ, nơi đóng góp hơn 50% sản lượng vải thế giới.

Theo một báo cáo của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên (Natural Resources Defense Council - NRDC) Mỹ cho biết 33 nhà máy dệt Trung Quốc phục vụ các nhãn hiệu như Levi Strauss, H&M, Target và Gap đã cùng nhau tiết kiệm được 14,7 triệu USD mỗi năm bằng cách áp dụng các phương pháp xanh hóa đơn giản và hiệu quả.

Với việc ý thức về các vấn đề đạo đức và môi trường của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao, các doanh nghiệp sẽ cần phải cải thiện tốt hơn cách thức hoạt động hoặc sẽ bị loại khỏi môi trường cạnh tranh toàn cầu.

Sự ra đời của các phương pháp xanh hóa sẽ góp phần đưa Việt Nam vươn cao hơn nữa trên thị trường thế giới, đồng thời cũng sẽ yêu cầu nhiều cam kết hơn từ chính quyền và các doanh nghiệp trong ngành. Với những thay đổi mở đầu từ Trung Quốc, sẽ giúp cho quá trình chuyển đổi diễn ra dễ dàng hơn.

Xem thêm

Cẩm Tiên

[LIVE] Data Talk: Bản đồ tài sản 2025 - Chiến lược từ các quỹ lớn phát sóng 14h30 chiều nay
Data Talk số tháng 1/2025 với sự tham gia của các diễn giả đến từ những quỹ đầu tư hàng đầu Việt Nam hiện nay, mục tiêu giúp các nhà đầu tư có thêm thông tin tham khảo để tối ưu hóa tài sản trong năm mới. Đón xem vào lúc 14h30, Thứ Năm, ngày 9/1/2025.