|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhiều hãng thời trang nổi tiếng chuyển một phần dây chuyển sản xuất về nước

07:12 | 20/10/2018
Chia sẻ
Một số hãng thời trang thiết kế đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất về nước để dễ quản lý. Tuy nhiên, chiến lược này lại không phù hợp với những nhãn hàng phục vụ đối tượng thu nhập thấp hoặc trung bình.
nhieu hang thoi trang noi tieng chuyen mot phan day chuyen san xuat ve nuoc Bỏ thiết kế ô tô sang thời trang thổ cẩm

Người châu Âu và người Mỹ sinh ra đã quen với việc mặc quần áo sản xuất từ các nước châu Á. Trung Quốc và Baladesh là hai nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất châu Âu. Tại Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam là hai nhà cung cấp hàng mặc lớn nhất.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán đến năm 2024, hơn một nửa số hàng may mặc sẽ được nhập khẩu ở các nước lân cận.

nhieu hang thoi trang noi tieng chuyen mot phan day chuyen san xuat ve nuoc
Nhiều hãng thời trang nổi tiếng chuyển một phần dây chuyển sản xuất về nước

Một số hãng thời trang thiết kế đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất về nước để dễ quản lý. Burberry và một số hãng thời trang khác nổi tiếng ở Anh đã chuyển một phần sản xuất về nước với nhãn hiệu “Made in England”.

Điều này giúp thương hiệu thời trang xa xỉ trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng. Hãng thời trang Đức nổi tiếng Hugo Boss cũng bắt đầu bán bộ sưu tập “Made in Germany” được sản xuất hoàn toàn tại thành phố Metzingen.

Tuy nhiên, chiến lược này lại không phù hợp với những nhãn hàng phục vụ đối tượng thu nhập thấp hoặc trung bình. Họ phải đảm bảo cân bằng được cả hai yếu tố nhanh và chi phí sản xuất thấp.

Những năm gần đây, khi mức lương nhân công ở Trung Quốc tăng, các công ty may mặc này chuyển sang các thị trường khác có giá nhân công rẻ hơn như Việt Nam, Bangladesh. Thị phần hàng may mặc của Trung Quốc tại thị trường EU và Mỹ đều giảm trong năm 2017.

Báo cáo McKinsey chỉ ra rằng hiện nay yếu tố “nhanh” trở nên quan trọng. Thất bại trong việc cung cấp các món hàng mà khách hàng thấy trên Instagram có thể đồng nghĩa với hãng thời trang đó sẽ đối mặt với tồn kho lớn. Đây cũng chính là nền tảng để các hãng thời trang siêu nhanh bùng nổ như Boohoo, Asos và Lesara.

Ngoài ra, thị trường may mặc ở châu Á cũng đang phát triển. Các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Baladesh cần phải tập trung giao hàng nhanh cho các thị trường lần cận.

Xem thêm

H. Mĩ