CPTPP: Thách thức và những cơ hội đặt ra đối với ngành dệt may
CPTPP là thách thức với dịch vụ tài chính ngân hàng |
Trong TPP12 dệt, may được đánh giá là những ngành có lợi nhất, tăng 13% và 59% xuất khẩu so với không có TPP. Kết quả định lượng cũng cho thấy ngay cả trường hợp không có Mỹ, ngành dệt may vẫn tăng thêm được quy mô sản xuất và giá trị xuất khẩu nhờ CPTPP.
CPTPP: Thách thức và những cơ hội đặt ra đối với ngành dệt may |
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng thêm 8,3-10,8%. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao của ngành này có thể do hàng dệt may da giày có sức cạnh tranh về giá lớn hơn ở các thị trường mới trong CPTPP, trong khi vẫn giữ được thị trường chủ lực là Mỹ và EU.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, mức tăng trưởng xuất khẩu của ngành da giày vào thị trường Mỹ năm 2016 là 9,9%; Nhật Bản 12%; Mexico 11% Canada 16%, Australia 18,4% Đức 8,3%, Bỉ 14,4% Hà Lan 11%.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay hiện nay mức bảo hộ của nhóm ngành này ở các nước châu Mỹ là khá cao, chênh lệch giữa mức thuế MFN và mức thuế quan ưu đãi trong TPP là khá. Cắt giảm thuế quan vì vậy tạo ra thuận lợi lớn trong cạnh tranh về giá.
Mặc dù vậy, Bộ nhấn mạnh tăng xuất khẩu nhờ CPTPP cũng kéo theo tăng nhập khẩu nguyên liệu cho ngành này với tốc độ tăng thêm nhập khẩu từ 7-8%.
Theo một số báo cáo gần đây, ngành dệt may chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu (90% bông nguyên liệu, 100% xơ sợi tổng hợp, 50% sợi bông và 80% vải khổ rộng) từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Đây là những nước không có mặt trong CPTPP vì vậy nếu giữ nguyên tắc nguồn gốc xuất xứ “từ sợi trở đi” trong TPP, các doanh nghiệp có thể không được lợi nhiều từ cắt giảm thuế quan.
"Điều này cho thấy nhu cầu cấp bách trong tái cơ cấu ngành dệt nhằm thay thế nhập khẩu trong thời gian tới, cũng như cần xem xét lại quy tắc này trong CPTPP nếu có cơ hội", Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Một điểm đáng chú ý nữa là lộ trình cắt giảm thuế quan với nhóm ngành này ở một số nước trong CPTPP khá dài (15 năm) và chỉ số về lợi thế cạnh tranh đều rất tốt ở các thị trường ngoài Mỹ vì thế trong tình huống có thể thỏa thuận lại điều khoản về dệt may và da giày, lộ trình cắt giảm thuế cần được ưu tiên.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/