|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

CPTPP là thách thức với dịch vụ tài chính ngân hàng

15:51 | 02/11/2018
Chia sẻ
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thách thức lớn đối với dịch vụ tài chính trong CPTPP đó là tác động đối lập của tự do hóa tài chính với những tác động bất thường trên thế giới của thị trường tài chính.
cptpp la thach thuc voi dich vu tai chinh ngan hang Thách thức với Việt Nam khi thực thi CPTPP
cptpp la thach thuc voi dich vu tai chinh ngan hang Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn CPTPP
cptpp la thach thuc voi dich vu tai chinh ngan hang
Ảnh minh hoạ.

Theo báo cáo đánh giá sơ bộ về lợi ích và cơ hội của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đối với Việt Namcủa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP sẽ ảnh hưởng đến mức độ mở cửa của một số ngành dịch vụ đặc biệt là tài chính ngân hàng.

Nếu được giữ nguyên các cam kết trong TPP12, Việt Nam phải mở rộng cam kết về mở cửa thị trường đi kèm với cơ chế minh bạch hóa tạo cơ hội tiếp cận thị trường tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, áp dụng cơ chế bảo hộ đầu tư nhằm đảm bảo đầy đủ lợi ích của các nhà đầu tư. Đồng thời, đảm bảo không gian chính sách nhằm xây dựng một nền tài chính vĩ mô ổn định, cam kết về mở cửa thị trường đi kèm với cơ chế minh bạch hóa, bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, các nước TPP phải đảm bảo thực hiện các quy trình thủ tục cấp phép nhanh chóng và thuận tiện, tuân thủ thời gian phê duyệt hồ sơ cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Thách thức với dịch vụ tài chính ngân hàng

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các nội dung liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng trong TPP được phân thành 3 nhóm cam kết. Đó là cam kết về môi trường pháp lý; cam kết về mở cửa thị trường đối với các dịch vụ tài chính được phép cung cấp; cam kết về thanh toán, chuyển tiền, các biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán và các cam kết khác có ảnh hưởng đến quá trình điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá.

Hầu hết các nghĩa vụ đã được cam kết trong khuôn khổ WTO, nghĩa vụ cam kết mới của TPP liên quan đến nhân sự cấp cao và hội đồng quản trị. Nhìn chung, nếu giữ nguyên như TPP 12, được đánh giá là mức độ tự do hóa cao và xác lập mức trần cam kết cao nhất so với cam kết trong GATS/WTO.

Các cam kết trong các FTA có ảnh hưởng đến công tác điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của NHNN bao gồm các nội dung về thanh toán và chuyển tiền và các biện pháp an toàn thận trọng để đảm bảo ổn định khu vực tài chính; thao túng tiền tệ và tín dụng trong các vụ kiện trợ cấp.

Song song với việc cam kết tự do hóa thanh toán và chuyển tiền và để đảm bảo duy trì quyền linh hoạt đối với NHTW trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, tại các FTA đã đàm phán và ký kết, Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp hạn chế thanh toán và chuyển tiền đối với các giao dịch vốn và vãng lai để bảo vệ cán cân thanh toán trong trường hợp kinh tế vĩ mô gặp bất ổn, có rủi ro hệ thống, gặp khó khăn nghiêm trọng hoặc có nguy cơ gặp khó khăn nghiêm trọng về cán cân thanh toán hoặc tài chính đối ngoại.

Đồng thời, sử dụng nguyên trạng các cam kết của ngành dịch vụ từ TPP12 sang CPTPP cho thấy tác dụng của CPTPP tới các ngành dịch vụ tài chính là không lớn. Lý do chính có lẽ là cam kết mở cửa dịch vụ không quá lớn so với cam kết trong WTO.

Cụ thể, CPTPP tạo thêm 0,01 - 0,03% tăng trưởng, đồng thời cũng làm tăng nhập khẩu các dịch vụ này ở mức khá cao (2,4 - 3,6%), trong khi xuất khẩu sẽ bị giảm đi ở mức 2,8 đến 3,2%. Ngành dịch vụ bảo hiểm sẽ bị giảm tăng trưởng, tuy nhiên cũng không nhiều, đặc biệt có thể đạt mức tăng thêm 0,15%.

Kết quả phân tích cho thấy hạn chế cơ bản với xuất khẩu dịch vụ là thiếu thương hiệu và chất lượng dịch vụ. Hầu hết các dịch vụ của Việt Nam đều chưa có tên tuổi trên thị trường ngoài Việt Nam. Công tác quản lý rủi ro hiện vẫn chưa đạt chuẩn quốc tế. Riêng với dịch vụ tài chính ngân hàng, thách thức lớn đối với dịch vụ tài chính trong CPTPP đó là tác động đối lập của tự do hóa tài chính với những tác động bất thường trên thế giới của thị trường tài chính.

Xem thêm

Diệp Bình

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.