Việt Nam là nhà nhập khẩu bông lớn nhất của Mỹ
Trung Quốc tăng hạn ngạch nhập khẩu bông trong bối cảnh đàm phán thương mại với Mỹ | |
Nhập khẩu bông tăng sau hai tháng giảm liên tiếp |
Việt Nam nhập khẩu một lượng bông lớn từ thị trường Mỹ. Nguồn Internet |
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: vị trí đứng đầu danh sách các NK bông của Việt Nam tại Mỹ đã tác động vào quan điểm của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng như CCI về tiềm năng của thị trường Việt Nam đối với sản phẩm này. Và ngày hội Conton 2018 với nhiều sự khác biệt so với năm 2017 cả về quy mô và hình thức tổ chức cũng đã cho thấy giải pháp tiếp cận thị trường Việt Nam của ngành bông Mỹ đang hướng đến một chiến lược phát triển bền vững.
Theo ông Giang, việc hợp tác giữa Vitas và CCI không chỉ giải quyết vấn đề NK bông từ Mỹ vào Việt Nam để phục vụ cho hoạt động sản xuất, XK của ngành dệt may mà còn hướng đến nhiều lĩnh vực nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành dệt may Việt Nam.
Cụ thể, giữa Vitas và CCI đã có bản thỏa thuận hợp tác về chiến lược phát triển hằng năm. Theo đó, ngoài việc mua bông, hai bên còn tổ chức các chuyến thăm giữa các nhà máy tại các nước có ngành dệt may phát triển đặc biệt là lĩnh vực kéo sợi như Trung Quốc, Thái Lan, malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ...
Cùng với đó, CCI cũng hỗ trợ Việt Nam về các chương trình đào tạo nguồn lực của ngành sợi vào dệt nhuộm để tạo ra bước đột phá trong tầm nhìn phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Trong đó có các chương trình hỗ trợ về các ngành công nghệ dệt, nhuộm hoàn tất; Các hoạt động kết nối giữa các nhà NK lớn của Mỹ và các nhà sản xuất Việt Nam... nhằm tăng cường sự hiểu biết, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ, quản trị, tiếp cận thị trường.
Năm 2018, dự kiến Việt Nam vẫn là nhà NK lớn nhất của Mỹ. Từ đầu năm đến nay Vitas đã nhiều lần tiếp xúc các nhà sản xuất, thương mại của ngành bông Mỹ. Qua đó bên cạnh việc đặt yêu cầu với các nhà XK về chất lượng bông. Vitas cũng đề nghị CCI phải có cơ chế tốt nhất cho thị trường Việt Nam trong việc NK bông. Trong đó có đề nghị phía Mỹ phải có các tổng kho ngoại quan bông Mỹ tại TP.HCM và Hải Phòng. Đồng thời, tạo cơ chế tài chính cho các nhà XK dự trữ bông để các DN Việt Nam có thể bông phục vụ hoạt động sản xuất trong thời gian sớm nhất.
Bên cạnh đó, Hiệp hội dệt may cũng đề nghị phía CCI cần có sự trao đổi thông tin về chất lượng bông theo mùa vụ; Tạo điều kiện cấp giấy chứng nhận cho các nhà sản xuất Việt Nam có sử dụng các loại bông chất lượng cao của Mỹ để sản xuất sợi nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm dệt may Việt Nam.
Tại sự kiện, đại diện CCI và các nhà XK bông Mỹ cũng đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam với ngành bông Mỹ. Theo thông tin từ CCI ngành bông mỹ đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ để đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao nhằm tạo sự tiện lợi và thoải mái nhất cho người sử dụng. Theo đại diện CCI, xu hướng sử dụng conton thay cho sợi nhân tạo đang quay trở lại và chiếm khoảng 41% tại thị trường châu Á và Việt Nam đang đứng thứ 6 trong các quốc gia tiêu thụ conton nhiều nhất. Việt Nam cũng là thị trường XK bông lớn nhất của Mỹ với khoảng 30 triệu kiện trong năm 2017.