|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

VEAM đề xuất chi gần 5.400 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt năm 2021

14:05 | 07/06/2022
Chia sẻ
VEAM trình kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2022 thấp hơn thực hiện của năm 2021 và tổng công ty đề xuất dành gần như toàn bộ lợi nhuận năm 2021 để chia cổ tức.

Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM, mã: VEA) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên và dự kiến tổ chức vào ngày 24/6.

VEAM trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt tỷ lệ 40,3766% tức mỗi cổ phiếu nhận được 4.047,66 đồng.

Tổng số tiền dự chia khoảng 5.365,2 tỷ đồng, sẽ được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối. Có thể thấy, VEAM dùng gần như toàn bộ lợi nhuận giữ lại để trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.

Về kế hoạch năm nay, công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu 9.573 tỷ đồng, gấp hơn 2,3 lần so với thực hiện cả năm 2021. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 5.137 tỷ đồng, giảm 11,3% với năm 2021.

Lợi nhuận của VEAM chủ yếu đến từ công ty liên doanh, liên kết. VEAM hiện nắm giữ 30% cổ phần Honda Việt Nam, 20% cổ phần Toyota Việt Nam, 25% cổ phần Ford Việt Nam, đây là những liên doanh "đẻ trứng vàng" cho VEAM và gần như toàn bộ lợi nhuận đến từ các công ty liên doanh, liên kết này.

Kế hoạch kinh doanh của VEAM giai đoạn 2022 - 2026 (Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ của VEAM)

Theo báo cáo của HĐQT, tới năm 2026, giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 10%/năm, còn lợi nhuận sau thuế đạt mức tăng trưởng bình quân 5%/năm.

Ngoài ra, trong năm 2021, VEAM chưa thực hiện việc niêm yết cổ phiếu do chưa đủ điều kiện niêm yết theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Vì vậy, trong năm 2022, HĐQT tiếp tục rà soát các vướng mắc để đáp ứng được điều kiện niêm yết cổ phiếu VEAM trên thị trường chứng khoán.

Về kết quả kinh doanh quý I/2022, doanh thu thuần của VEAM đạt 1.139 tỷ đồng, tăng 17% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.479 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy sau quý đầu năm, doanh nghiệp đã thực hiện được 30% chỉ tiêu doanh thu, 28,8% mục tiêu lợi nhuận năm.

Duy Anh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.