|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tập đoàn Bảo Việt: Lợi nhuận năm 2022 giảm 17% đạt 1.988 tỷ, nắm giữ gần 2.400 tỷ cổ phiếu CTG, POW, VNM, VNR,...

17:54 | 02/02/2023
Chia sẻ
Tập đoàn Bảo Việt công bố lợi nhuận trước thuế quý IV giảm 35,3% so với cùng kỳ năm trước, luỹ kế cả năm 2022 giảm 17% với 1.988 tỷ đồng do lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 83%.

Tập đoàn Bảo Việt (Mã: BVH) công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với lợi nhuận trước thuế đạt gần 435 tỷ đồng, giảm 35,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận gộp từ mảng kinh doanh bảo hiểm lỗ 409,7 tỷ đồng trong quý IV, cùng kỳ năm trước lỗ 13,2 tỷ đồng.

Lợi nhuận gộp từ hoạt động tài chính tăng nhẹ 8,1% lên 2.140 tỷ đồng do doanh thu tại mảng này tăng 15% lên 2.661 tỷ đồng trong khi chi phí hoạt động tài chính tăng mạnh 57,7% so với cùng kỳ lên 521,2 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận gộp từ hoạt động tài chính tăng gần 3% lên 8.080 tỷ đồng trong khi lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 83% xuống 102 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm giảm 17% xuống 1.988 tỷ đồng.

 

Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của công ty đạt 201.610 tỷ đồng, tăng gần 19% so với đầu năm. Tiền mặt và các khoản tương đương tiền ghi nhận giảm 58,8% xuống 2.206 tỷ đồng.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của tập đoàn tăng 24,9% lên 102.406 tỷ đồng và các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 21,1% lên 81.619 tỷ đồng.

 

Trong cơ cấu các khoản đầu tư tài chính của Bảo Việt (184.026 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản tiền gửi (hơn 111.000 tỷ đồng, chủ yếu là ngắn hạn) và trái phiếu (hơn 62.600 tỷ đồng, chủ yếu là trái phiếu dài hạn).

Giá trị các khoản chứng khoán kinh doanh là 2.925 tỷ đồng, trong đó cổ phiếu niêm yết chiếm tỷ trọng lớn nhất với 2.394 tỷ đồng. Còn lại là cổ phiếu chưa niêm yết, chứng chỉ quỹ và trái phiếu. 

Các cổ phiếu niêm yết mà BVH đầu tư gồm VNR của Tổng CTCP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam; POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam; CTG của VietinBank; VNM của Vinamilk;... Giá trị thuần của các cổ phiếu niêm yết là 2.141 tỷ đồng.

Các cổ phiếu chưa niêm yết là của Tổng Công ty MBLand; CTCP Thuỷ sản Cà Mau....Trái phiếu của CTCP Đầu tư phát triển Du lịch Phú Quốc và VietinBank,...

 Nguồn: BCTC Tập đoàn Bảo Việt.

Ngoài ra, các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác ở mức 3.907 tỷ đồng gồm đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.

Trong năm 2022, Tập đoàn đã thoái vốn tại CTCP Hòn Tằm biển Nh Trang và CTCP Thuỷ điện Nậm Mu. Đến cuối năm 2022, các công ty này không còn là công ty liên kết của Bảo Việt.

  Nguồn: BCTC Tập đoàn Bảo Việt.

Huyen Vi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.