|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

VASEP: Ngành thủy sản đối mặt với tình hình thiếu hụt nguyên liệu

13:43 | 11/07/2024
Chia sẻ
Rào cản tài chính, giá dầu tăng cao sự bất cân đối giữa nguồn lợi hải sản và số lượng nhà máy chế biến đang là những nguyên nhân khiến ngành thủy sản Việt Nam phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến cả nuôi trồng và đánh bắt tự nhiên.

Theo Tổng Cục Thuỷ sản,  Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) mới đây cho biết, ngành thủy sản của Việt Nam đang đứng trước thách thức khi rơi vào cảnh thiếu hụt nguyên liệu cả nuôi trồng lẫn đánh bắt tự nhiên. Biến động từ quy hoạch đất cho sản xuất tại nhiều địa phương và các quy hoạch sử dụng đất chưa đồng bộ khiến cho doanh nghiệp và người nuôi thủy sản phải lao đao.

Ông Nguyễn Nam Vinh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Huy Nam nhận định, một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là bởi các rào cản tài chính. “Việc tiếp cận các gói vay ưu đãi vẫn rất khó khăn, do các ngân hàng thường không chấp nhận thế chấp tài sản là sản phẩm thủy sản. Điều này là do việc định giá và quản lý tài sản này phức tạp, thiếu các đơn vị thẩm định giá chuyên sâu”, đại diện doanh nghiệp này cho biết.

Bên cạnh đó, giá dầu tăng cao làm tăng chi phí đánh bắt  đã khiến giảm lợi nhuận từ xuất khẩu hải sản. Nhiều phương tiện đánh bắt buộc lòng tạm ngừng hoạt động do không thể chi trả được chi phí sản xuất. Mặt khác, những biến đổi khí hậu như bão, lũ, nhiệt độ tăng cao đã làm ảnh hưởng lớn dến môi trường sống của các loại thủy sản, giảm sản lượng đánh bắt trong tự nhiên.

Sự mất cân cân đối giữa nguồn lợi hải sản và số lượng nhà máy chế biến, đặc biệt là trong mảng surimi (thịt cá xay) đã khiến ngành thủy sản của Việt Nam rơi vào cảnh nguy hơn bao giờ hết.

“Nguồn nguyên liệu ngày càng giảm sút trong khi nhà máy mới liên tục được xây dựng. Điều này dẫn đến tình trạng giành giật nguyên liệu, đẩy giá thành sản xuất lên cao và khiến các doanh nghiệp thua lỗ”, ông Ngô Minh Phương, Giám đốc điều hành Công ty Việt Trường Seafood cho biết.

Sự thiếu hụt nguyên liệu trong nước buộc các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu. Số liệu từ VASEP cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam lên 992 triệu USD. Điều này dường như khiến các doanh nghiệp phải loay hoay tìm giải pháp linh hoạt hơn.

Doanh nghiệp cần tăng cường vào đầu tư nghiên cứu và phát triển để cải thiện quy trình sản xuất, tối ưu hóa nguồn nguyên liệu và giảm thiểu lãng phí. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng và chế biến thủy sản cũng là một giải pháp hiệu quả để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Mặt khác, các doanh nghiệp cần đầu tư vào các công nghệ mới như công nghệ sinh học, tự động hóa và kỹ thuật số hóa để cải thiện quy trình sản xuất và quản lý. Sự đầu tư này hoàn toàn không hề lãng phí khi giúp giảm chi phí sản xuất mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cũng cần tận dụng các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP và UKVFTA để mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng cường sự hiện diện trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, nhà nước cần có những chính sách thúc đẩy, hỗ trợ bà con ngư dân. Cụ thể, ở các địa phương, cần thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp và người nuôi thông qua ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Hỗ trợ về vốn vay, quy trình kỹ thuật nuôi, chọn giống, thức ăn, thuốc thú y, kiểm soát dịch bệnh và kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch cũng rất cần thiết.

Việc liên kết với chuỗi sản xuất con giống, thức ăn và hỗ trợ hoạt động nuôi trồng cũng sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thủy sản, đồng hành cùng người dân giúp thị trường xuất khẩu thủy sản tăng mạnh hơn.

Dù sản lượng nhập khẩu thủy sản trong thời gian đang chiếm một con số lớn, tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu của Việt Nam cũng có nhiều tin đáng mừng. Số liệu mới đây từ VASEP, lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản thu về trên 4,4 tỷ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, xuất khẩu tôm các loại mang về hơn 1,6 tỷ USD, tăng hơn 7% so với cùng kỳ; Xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm nay đạt 922 triệu USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm trước. So với tôm và cá tra, xuất khẩu cá ngừ nửa đầu năm ghi nhận mức tăng trưởng gần 25% với kim ngạch đạt 477 triệu USD, chủ yếu nhờ phân khúc cá ngừ đóng hộp, đóng túi tăng mạnh.

Xét về thị trường, EU đang là khu vực tăng trưởng xuất khẩu đột biến với múc tăng 40%. Lũy kế nửa đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 513 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo, sau kỳ nghỉ hè ở châu Âu, con số này sẽ còn tăng.

Thế nhưng, nguyên liệu thủy sản đang rơi vào cảnh khó, dù vậy, theo Tổng cục Hải sản, ngoài những chính sách từ nhà nước, việc tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho người lao động trong ngành thủy sản cũng là một yếu tố quan trọng. Điều này sẽ giúp người lao động có thể làm việc hiệu quả hơn và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản.

Bên cạnh đó, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ từ nhà nước và các bên liên quan, cùng với việc áp dụng các giải pháp công nghệ và bảo vệ môi trường, ngành thủy sản hoàn toàn có thể vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai.

 

Hồng Nhung

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.