|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc sẽ là vị cứu tinh của ngành nhôm thế giới?

14:53 | 19/04/2018
Chia sẻ
Các đợt ‘dư chấn’ sau khi Mỹ quyết định trừng phạt tỷ phú người Nga Oleg Deripaska và đế chế nhôm UC Rusal của ông vẫn đang càn quét thị trường toàn cầu.
tap doan rusal bi my trung phat trung quoc se la vi cuu tinh cua nganh nhom the gioi Mỹ dự kiến áp thuế chống trợ cấp lên tới 113% đối với nhôm tấm cuộn từ Trung Quốc
tap doan rusal bi my trung phat trung quoc se la vi cuu tinh cua nganh nhom the gioi Trung Quốc có thể bù đắp lượng nhôm thiếu hụt sau khi Mỹ trừng phạt nhà sản xuất lớn nhất của Nga?

Sau khi tuyên bố tình trạng bất khả kháng đối với một số hợp đồng nguyên liệu hồi tuần trước, tập đoàn khai khoáng Rio Tinto tiếp tục cảnh báo các đợt điều chỉnh sản lượng nhôm trong năm nay do lệnh trừng phạt trên.

Trong khi đó, một số nhà giao dịch Nhật Bản yêu cầu Rusal dừng chuyển các lô hàng nhôm do lo ngại bị trừng phạt gián tiếp.

Nhật Bản nhập khẩu khoảng 300 nghìn tấn nhôm từ Nga mỗi năm, tương đương 16% tổng nhu cầu nhập khẩu nhôm của nước này.

Khi lo ngại nguồn cung bị gián đoạn ngày càng gia tăng, thị trường đang hướng sự chú ý vào Trung Quốc với tiềm năng bù đắp “khoảng trống” mà Rusal để lại.

Hiện có gần một triệu tấn nhôm đang nằm trong các kho đăng ký với Sàn giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Thượng Hải (SHFE). Lượng hàng này sẽ được tung vào thị trường nếu giá bán thích hợp.

tap doan rusal bi my trung phat trung quoc se la vi cuu tinh cua nganh nhom the gioi
Các thanh nhôm tại nhà máy nhôm Rusal Sayanogorsk ở ngoại ô thị trấn Sayanogorsk, Nga. Nguồn: Ilya Naymushin/Reuters.

Triển vọng giá nhôm sau đòn trừng phạt Rusal

Trên Sàn Kim loại London (LME), giá nhôm bắt đầu tăng vọt từ khi Bộ Tài chính Mỹ thông báo quyết định trừng phạt các cá nhân và doanh nghiệp Nga vào ngày 6/4.

Mức giá 2.527 USD/tấn hiện tại của hợp đồng nhôm LME kỳ hạn ba tháng đã tăng hơn 500 USD/tấn trong chưa đầy hai tuần. Điều này càng nới rộng chênh lệch giá với sàn SHFE, vốn chỉ phản ứng yếu ớt với lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tuy nhiên, hãng tư vấn CRU cho rằng giá nhôm cần tăng cao hơn để Trung Quốc tung hàng ra thị trường và lấp đầy khoảng trống mà Rusal – nhà sản xuất nhôm lớn thứ hai thế giới, để lại.

CRU dự báo giá nhôm cần chạm ngưỡng 3.000 USD/tấn để “giải phóng” 991.780 tấn nhôm tại các nhà kho SHFE. Đây là điều cần thiết trong trường hợp Rusal bị cấm xuất khẩu hàng ra khỏi Nga.

Trước lệnh trừng phạt của Mỹ, CRU đã dự báo thị trường bên ngoài Trung Quốc sẽ thiếu hụt khoảng 1,8 triệu tấn nhôm. Nếu mất thêm 200 – 230 nghìn tấn nhôm xuất khẩu mỗi tháng từ Nga, nguồn cung từ Trung Quốc sẽ trở nên thiết yếu.

Goldman Sachs cũng cho rằng, nếu Rusal buộc phải dừng toàn bộ hoạt động xuất khẩu, có thể đẩy giá nhôm lên ngưỡng 3.200 USD/tấn. Theo ngân hàng này, Rusal sẽ phải tái cơ cấu để sống sót sau đòn trừng phạt của Mỹ, đồng thời tiếp tục sản xuất và xuất khẩu.

Những vấn đề nội tại của Trung Quốc

Ngành nhôm Trung Quốc cũng đang trải qua nhiều sóng gió. Việc cắt giảm phần công suất “bất hợp pháp” trong năm ngoái và hạn chế sản lượng trong mùa đông đã kéo giảm tăng trưởng sản lượng xuống 0,3% trong quý I năm nay.

Ngoài ra, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) Trung Quốc cũng đang đề xuất quy định buộc các nhà sản xuất nhôm ngưng sử dụng nguồn điện từ các nhà máy nhiệt điện than và trả tiền truy lãnh cho chính phủ.

Hongqiao – nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới, có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi quy định trên.

Điều này cho thấy Bắc Kinh đang ngày càng kiểm soát chặt chẽ ngành nhôm trong nước để vừa xử lý tình trạng dư thừa công suất vừa hạn chế ô nhiễm môi trường.

tap doan rusal bi my trung phat trung quoc se la vi cuu tinh cua nganh nhom the gioi
Công nhâm kiểm tra các cuộn nhôm tại một nhà kho ở Sơn Đông, Trung Quốc. Nguồn: China Daily/Reuters.

Cái giá của tình trạng dư thừa công suất

Ngành công nghiệp nhôm toàn cầu tiếp tục phải trả giá cho công suất dư thừa tại Trung Quốc.

Hơn một nửa hoạt động sản xuất nhôm trên thế giới đều phụ thuộc vào một nước duy nhất. Vì thế, khi nguồn cung từ Rusal mất đi, không có nguồn cung nào thay thế ngoài Trung Quốc.

Ngoài ra, gần một triệu tấn nhôm đang nằm trong các nhà kho của SHFE hiện mắc kẹt phía sau hàng rào thuế xuất khẩu của Trung Quốc.

Các sản phẩm nhôm đang chảy ào ạt khỏi Trung Quốc là thứ mà phần còn lại của thế giới không cần đến ở thời điểm hiện tại. Thị trường toàn cầu đang cần nguồn nhôm nguyên khai hơn là các sản phẩm nhôm.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trường Giang