|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất tháng 4/2021

08:16 | 08/06/2021
Chia sẻ
Tổng trị giá top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất tháng 4/2021 đạt 19,22 tỷ USD, chiếm 72% tổng xuất khẩu cả nước. Trong đó, xuất khẩu chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, kim ngạch gần 3,9 tỷ USD.

Top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất tháng 4/2021

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa trong tháng 4 năm nay đạt 26,55 tỷ USD, giảm 10,5% so với tháng 3/2021. 

Cụ thể, các mặt hàng giảm trong tháng là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 16,8%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 17%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác giảm 12,4%...

Tổng trị giá top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất tháng 4/2021 đạt 19,22 tỷ USD, chiếm 72% tổng xuất khẩu cả nước. 

Trong đó, xuất khẩu chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, kim ngạch gần 3,9 tỷ USD. Tiếp theo là điện thoại các loại và linh kiện đạt 3,8 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 3,1 tỷ USD; hàng dệt, may 2,5 tỷ USD...

Top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất tháng 4/2021 - Ảnh 1.

Đồ họa: Phùng Nguyệt

Tính trong 4 tháng đầu năm nay, tổng trị giá xuất khẩu đạt 104,94 tỷ USD, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Cụ thể, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 79,4%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 30,7%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 18,2%...

Top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất 4 tháng đầu năm 2021 đạt kim ngạch 78,08 tỷ USD, chiếm 74% tổng xuất khẩu cả nước. 

Trong đó, có ba nhóm hàng trị giá trên 10 tỷ USD là: điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, kim ngạch; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác.

Top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất tháng 4/2021 - Ảnh 2.

Đồ họa: Phùng Nguyệt

Một số nhóm hàng xuất khẩu chính 

Điện thoại các loại và linh kiện

Xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 4/2021 đạt trị giá 3,81 tỷ USD, giảm 17% so với tháng trước.

Tính trong 4 tháng 2021, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 18,19 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2020. 

Trong đó xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Trung Quốc đạt 3,96 tỷ USD, tăng mạnh 45%; sang thị trường Mỹ đạt trị giá 3,17 tỷ USD, tăng 6%; sang EU (27 nước) đạt 2,44 tỷ USD, giảm 13,8%... so với cùng kỳ năm trước.

Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện

Trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng đạt 3,9 tỷ USD, giảm 16,8% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 4 tháng 2021 đạt 15,85 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Mỹ đạt 3,92 tỷ USD, tăng 46,9% so với cùng kỳ năm trước; sang thị trường Trung Quốc đạt 3,28 tỷ USD, giảm 3,7%; sang thị trường EU (27 nước) đạt 2,18 tỷ USD, tăng 47,2%...

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác

Trong tháng 4/2021, xuất khẩu nhóm hàng này đạt 3,06 tỷ USD, giảm 12,4% so với tháng trước. 

Với kết quả này, trong 4 tháng 2021, trị giá xuất khẩu của máy móc thiết bị điện tử và phụ tùng khác đạt 12,17  tỷ USD, tăng mạnh 79,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu nhóm hàng này sang ba thị trường đứng đầu đều tăng rất cao trong 4 tháng qua. Cụ thể, xuất sang Mỹ đạt 5,71 tỷ USD, tăng mạnh 157%; sang EU(27) đạt 1,61 tỷ USD, tăng 76,5%; sang Nhật Bản đạt 856 triệu USD, tăng 30,5%.

Hàng dệt may

Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đạt 2,46 tỷ USD, giảm 9,7% so với tháng trước. Tính trong 4 tháng 2021, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này là 9,66 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 4 tháng đầu năm nay, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 4,7 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 48,7% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; tiếp theo là thị trường Nhật Bản đã tiêu thụ 1,07 tỷ USD, giảm 9,8%; thị trường EU (27) tiêu thụ 942 triệu USD, tăng 12,8%...

Sắt thép các loại

Trong tháng 4/2021, xuất khẩu sắt thép các loại đạt 1,02 triệu tấn, với trị giá là 770 triệu USD, giảm 14,4% so với tháng trước.

Tính trong 4 tháng 2021, xuất khẩu nhóm hàng này đã cán mốc 3,9 triệu tấn, tăng cao tới 50,4% so với cùng kỳ năm 2020 và trị giá đạt 2,79 tỷ USD, tăng tới 96,3%.

Trong 4 tháng qua, sắt thép các loại chủ yếu được xuất sang hai thị trường chủ lực là ASEAN đạt 1,49 triệu tấn, tăng 2,6% và Trung Quốc đạt 893 nghìn tấn, tăng mạnh tới 86% so với cùng kỳ năm trước.

Gạo

Lượng xuất khẩu trong tháng 4/2021 đạt 782 nghìn tấn, trị giá là 424 triệu USD, tăng 45,1% về lượng và tăng 45,9% về trị giá so với tháng 3/2021.

Xuất khẩu trong 4 tháng/2021 tăng 7,3% về trị giá, đạt 1,07 tỷ USD với lượng xuất khẩu xấp xỉ 2 triệu tấn, giảm 6,9%. 

Trong đó, lượng gạo xuất sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh 35,6%, với 369 nghìn tấn; sang Ghana tăng 65,7%, với 210 nghìn tấn. Ngược lại, xuất khẩu sang thị trường dẫn đầu Philippines là 716 nghìn tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước.

Chi tiết các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021

STTNhóm/Mặt hàng chủ yếuTháng 4/2021 (USD)So với tháng 3/2021 (%)Lũy kế 4 tháng 2021 (USD)So với cùng kỳ 2020 (%)
Tổng26.549.697.511-10,5104.941.487.41829,6
 Trong đó: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài19.405.771.431-11,578.354.721.83235,3
1Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện3.895.181.371-16,815.847.077.29630,7
2Điện thoại các loại và linh kiện3.813.298.764-17,018.186.841.07618,2
3Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác3.061.710.003-12,412.173.038.06779,4
4Hàng dệt, may2.458.778.707-9,79.661.112.06410,7
 - Vải các loại186.864.817-16,7745.263.40316,8
5Giày dép các loại1.720.326.0030,26.510.514.25020,9
6Gỗ và sản phẩm gỗ1.397.951.764-7,55.197.865.70956,8
 - Sản phẩm gỗ1.061.897.404-9,34.020.829.12075,5
7Hàng hóa khác1.298.309.226-4,34.691.595.38024,4
8Phương tiện vận tải và phụ tùng889.779.996-9,23.546.750.00331,4
9Sắt thép các loại769.800.037-14,42.791.914.03796,3
10Hàng thủy sản750.134.6482,02.485.777.54210,5
11Xơ, sợi dệt các loại464.104.127-9,21.681.219.33347,5
12Gạo424.217.48845,91.072.115.6137,3
13Hàng rau quả404.915.0430,31.370.093.03011,4
14Sản phẩm từ chất dẻo400.363.680-7,91.477.761.22535,7
15Sản phẩm từ sắt thép333.150.528-8,11.242.684.50623,5
16Kim loại thường khác và sản phẩm315.668.747-14,91.162.113.00647,4
17Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện311.827.636-5,11.302.042.30879,9
18Hạt điều286.900.78610,6948.826.230-1,7
19Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù279.088.284-2,81.049.136.541-0,3
20Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ277.714.545-14,11.082.658.20260,9
21Dây điện và dây cáp điện263.573.658-1,0960.868.71233,2
22Cà phê246.387.146-21,01.055.069.954-8,3
23Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận232.790.647-14,6892.897.35325,0
24Chất dẻo nguyên liệu188.899.584-10,2661.018.13864,5
25Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày181.999.914-0,9654.291.98916,3
26Hóa chất180.745.484-4,2633.752.23411,8
27Clanhke và xi măng170.561.396-2,9562.640.08542,4
28Sản phẩm hóa chất151.102.518-18,4594.799.34634,0
29Giấy và các sản phẩm từ giấy138.385.005-13,9504.754.4809,3
30Sản phẩm từ cao su115.002.135-8,0417.187.62261,5
31Cao su110.202.205-43,8784.402.063103,1
32Xăng dầu các loại105.638.32016,5335.608.875-32,7
33Hạt tiêu105.221.91213,5284.302.30514,5
34Thức ăn gia súc và nguyên liệu100.353.80210,8301.244.10843,5
 Dầu thô98.640.705-38,5487.277.831-16,7
35Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh93.175.715-13,9349.047.19038,1
36Sắn và các sản phẩm từ sắn80.463.971-31,1444.062.83224,2
37- Sắn28.815.309-24,9127.098.55386,3
38Sản phẩm mây, tre, cói và thảm79.190.6071,3276.467.65668,4
39Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc71.531.844-0,8251.237.44511,7
40Vải mành, vải kỹ thuật khác61.732.2051,8227.039.14143,1
41Sản phẩm gốm, sứ58.645.322-10,4228.726.87825,8
42Đá quý, kim loại quý và sản phẩm57.690.557-24,7221.681.979-24,9
43Phân bón các loại47.308.56617,5150.143.15271,7
44Quặng và khoáng sản khác25.820.37852,369.118.14117,7
45Chè17.488.9419,758.851.2676,7
46Than các loại13.923.591-37,053.861.22449,2

Phùng Nguyệt

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.