|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tổng cục Thống kê: Việt Nam chịu ít tác động của chiến tranh thương mại trong ngắn hạn

15:50 | 01/10/2018
Chia sẻ
Ông Nguyễn Bích Lâm,Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho rằng, trong giai đoạn ngắn hạn, Việt Nam ít chịu tác động của chiến tranh thương mại. Tuy nhiên về dài hạn, khi chiến tranh thương mại mở rộng quy mô, ảnh hưởng sẽ sâu hơn tới nhiều nước trong chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
tong cuc thong ke viet nam chiu it tac dong cua chien tranh thuong mai trong ngan han Nợ bất hợp pháp của Trung Quốc tăng mạnh vì chiến tranh thương mại

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng 12,5%, cao hơn 2,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

tong cuc thong ke viet nam chiu it tac dong cua chien tranh thuong mai trong ngan han
Tổng cục Thống kê: Việt Nam chịu ít tác động của chiến tranh thương mại trong ngắn hạn

Tổng cục cho hay, đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với điện thoại và linh kiện tăng 46%; giày dép tăng 12,9%; hàng dệt may tăng 11,9%.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó xăng dầu tăng 98,9%; vải tăng 18,1%; điện thoại và linh kiện tăng 7,2%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 7,2%.

Thương mại tại các thị trường trọng điểm khác như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản và khu vực ASEAN cũng đều có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ.

Theo Báo Chính Phủ, thị trường xuất khẩu trong thời gian tới sẽ có những biến động ảnh hưởng đến Việt Nam. Một số chuyên gia nhận định trên Diễn đàn Kinh tế Thế giới rằng, cả Mỹ và Trung Quốc sẽ bảo vệ công nghệ giá trị cao, có tầm quan trọng với lợi ích quốc gia, phát triển dư thừa chuỗi cung và tiếp tục liên kết với các quốc gia tầm trung mới nổi ở Đông Nam Á và khu vực tiểu vùng Sahara.

Về lâu dài, Trung Quốc và Mỹ vẫn có thể đa dạng hóa quan hệ kinh tế một cách lành mạnh hơn, từ đó tạo ra một con đường dẫn tới một trật tự kinh tế mới lạ, có vẻ ổn định hơn.

Ông Nguyễn Bích Lâm,Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho rằng, các số liệu xuất nhập khẩu 9 tháng qua là khả quan. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ cơ hội cũng như những khó khăn thách thức trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gia tăng lên quy mô mới, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở khá lớn, dễ bị ảnh hưởng từ biến động thương mại bên ngoài.

Trong giai đoạn ngắn hạn, Việt Nam ít chịu tác động. Tuy nhiên về dài hạn, khi chiến tranh thương mại mở rộng quy mô, ảnh hưởng sẽ sâu hơn tới nhiều nước trong chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam đứng thứ 12 về quy mô xuất khẩu, thứ 5 quy mô thương mại với Mỹ. Trước xu hướng chính sách gia tăng bảo hộ thương mại thì rủi ro lớn nhất đó là Mỹ sẽ đưa ra rào cản kỹ thuật, thương mại, thuế... lên hàng hoá các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn vào Mỹ hiện nay như dệt may, điện tử, điện thoại, da giày sẽ chịu tác động.

Ngược lại, nếu dòng đầu tư có xu hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang các nước khác, trong đó Việt Nam cũng có cơ hội. Tuy nhiên, ngay cả trong cơ hội này cũng chưa đựng những điểm bất lợi cần đề phòng.

Điểm bất lợi chính là những dự án đầu tư nước ngoài quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ thấp, gây ô nhiễm... tràn sang Việt Nam. “Vấn đề vốn ô nhiễm và công nghệ rác thải, kỹ thuật lạc hậu... từ Trung Quốc đã được cảnh báo nhiều năm nay”, ông Nguyễn Bích Lâm lưu ý.

Đại diện Tổng cục Thống kê lưu ý một rủi ro nữa về gian lận thương mại khi hàng Trung Quốc vào Việt Nam núp bóng nhãn hiệu, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam để xuất sang Mỹ, (khiến Việt Nam có thể bị “trừng phạt” lây nếu không kiểm soát chặt chẽ vấn đề này).

Ông Nguyễn Bích Lâm cho rằng, qua cuộc chiến này, Việt Nam cần xác định rõ không thể mãi phụ thuộc vào một vài thị trường, Việt Nam cần quyết liệt hơn trong triển khai liên kết kinh tế, đẩy mạnh đa phương hoá và tìm kiếm thị trường mới.

Xem thêm

Đức Quỳnh