|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bloomberg: Việt Nam lên kế hoạch bảo vệ tăng trưởng vì rủi ro thương mại leo thang

16:01 | 29/09/2018
Chia sẻ
Việt Nam đang tăng cường các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời giữ lạm phát dưới sự kiểm soát để duy trì vị thế của mình là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.

Chính phủ đang nhanh chóng giảm bớt những trở ngại cho đầu tư tư nhân, trong khi các dự án cơ sở hạ tầng sẽ được hoàn thành sớm. Theo Bloomberg, là một trong những quốc gia phụ thuộc nhất vào thương mại ở châu Á, Việt Nam bị kẹt trong làn sóng của cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung đang xấu đi.

Dữ liệu công bố hôm thứ Sáu (28/9) cho thấy, nền kinh tế đã tăng trưởng 6,88% trong quý III so với một năm trước đây sau khi điều chỉnh tăng tốc độ tăng trưởng lên 6,73% trong quý thứ hai. Tính chung 9 tháng đầu năm, tăng trưởng đạt 6,98%. Lạm phát không thay đổi ở mức 3,98%.

Tăng trưởng kinh tế có thể vượt mục tiêu của chính phủ là 6,7% vào cuối năm 2018 nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ, tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn Bích Lâm, người đứng đầu Tổng cục Thống kê, cho biết tại một cuộc họp báo tại Hà Nội.

Căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc "có thể có tác động tiêu cực đến lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2018", ông Lâm nói. Các cơ quan chính phủ, "cần phải theo dõi chặt chẽ giá cả trong nước để có hành động thích hợp nhằm kiềm chế lạm phát", ông cho biết thêm.

bloomberg viet nam len ke hoach bao ve tang truong vi rui ro thuong mai leo thang

“Chính phủ đang cố gắng cân bằng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giữ lạm phát dưới sự kiểm soát khi nền kinh tế đang chịu áp lực ngày càng lớn từ thị trường thế giới về giá lương thực, giá dầu và đồng USD tăng cao trong năm nay”, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển nhận định.

Nếu căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc làm gián đoạn các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam sẽ mờ nhạt hơn nhiều, Ngân hàng Phát triển Châu Á cảnh báo trong tuần này, chỉ ra rủi ro đối với xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc gia.

“Chúng ta phải đánh giá một cách thận trọng những tác động có thể xảy ra từ cuộc chiến thương mại leo thang giữa Trung Quốc - Mỹ", ông Lực nói.

Chính sách thắt chặt tiền tệ?

Việt Nam cũng đang vật lộn với áp lực lạm phát gia tăng khi giá dầu leo ​​thang. Chính phủ đang trợ giá nhiên liệu, và giá điện đã bị đóng băng và trì hoãn việc tăng thuế môi trường cho đến năm sau để giảm tác động.

Ngân hàng trung ương đã giữ lãi suất không thay đổi kể đợt giảm vào tháng 7 năm ngoái, trái ngược với những quốc gia Đông Nam Á khác đã thắt chặt chính sách trong năm 2018. Có khả năng ngân hàng trung ướng sẽ áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn trong thời gian tới, theo ADB.

Xem thêm

Lyly Cao