Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu NHNN Việt Nam (Chi nhánh TP) theo dõi chặt chẽ tình hình, tiếp tục điều hành các giải pháp chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản,...
Thủ tướng cho rằng đối với tín dụng vào bất động sản cần quản lý đảm bảo dòng vốn vào tín dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng bất động sản thực sự của người dân, tránh đầu cơ.
Tín dụng ngân hàng cho vay bất động sản vẫn tăng trưởng trong quý IV/2020, cho thấy thị trường vẫn tăng trưởng và không có sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư đột biến khác.
Theo các chuyên gia, dòng vốn của lĩnh vực bất động sản chủ yếu dựa vào tín dụng ngân hàng trong thời gian tới. Đặc biệt, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn trong việc phát hành trái phiếu khi Nghị định 81 có hiệu lực.
Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, thị trường trái phiếu Việt Nam đang thiếu những yếu tố nền tảng, đặc biệt thiếu các định chế tài chính. Do vậy, gần như cuộc chơi trên thị trường này thuộc về các ngân hàng thương mại.
Không chỉ giới đầu tư, doanh nghiệp bất động sản mà cả người mua nhà thực cũng ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng khi lãi suất gia tăng và các chương trình ưu đãi hạn chế.
Những ngày đầu tháng 4/2019, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có văn bản phát tín hiệu kiểm soát chặt hơn dòng tín dụng vào thị trường bất động sản, yêu cầu tăng cường giám sát cho vay lĩnh vực này, đặc biệt ở những địa phương có dấu hiệu sốt đất.
Thông tư 36 sửa đổi của Ngân hàng nhà nước chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, trong đó có nội dung kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào thị trường BĐS. Hiện nay, có không ít doanh nghiệp BĐS đã và đang phải thay đổi chiến lược kinh doanh vì kẹt vốn.
Tín dụng tiêu dùng tăng nhanh chủ yếu đến từ hoạt động cho vay mua, sửa nhà khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ cho vay bất động sản đang núp bóng vay tiêu dùng ngày một lớn. Và thực tế, điều đó đang diễn ra ở các ngân hàng.
Theo giám đốc Savills Việt Nam, trong thời gian tới doanh nghiệp bất động sản phải đối mặt với nhiều rủi ro nhất là khi điều kiện nguồn cung hạn chế vì thủ tục kéo dài hoặc quỹ đất sạch ngày càng thu nhỏ.
Mặt bằng lãi suất huy động tăng thời gian gần đây cộng với chủ trương siết tín dụng bất động sản đang tác động trực tiếp lên lãi suất cho vay. Hai đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là chủ đầu tư và người mua nhà.
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.