Tìm hiểu thị trường Maroc: Khái quát qui định hàng xuất khẩu và cách tính giá trị giao dịch
Khái quát qui định hàng xuất khẩu
Thương vụ Việt Nam tại Maroc cho hay, nhìn chung, Maroc không đòi hỏi giấy phép từ cơ quan quản lí xuất khẩu hàng hoá.
Mặc dù vậy, một số hạn chế sẽ có thể được áp dụng đối với hàng hoá sau:
- Hàng xuất khẩu kí gửi (thanh toán sau) để bán lấy hoa hồng: trừ đối với hoa quả và hàng thủ công mỹ nghệ.
- Hàng xuất khẩu của cá nhân không đăng kí với Cơ quan đăng kí thương mại.
- Hàng có giá trị trên 300 USD không phải xuất khẩu để bán.
- Các mẫu hàng có giá trị trên 1.000 USD được xuất khẩu không thanh toán.
Các mặt hàng xuất khẩu có thời hạn thanh toán vượt quá 150 ngày.
Những mặt hàng sau đây đòi hỏi giấy phép xuất khẩu từ Bộ Ngoại thương:
Đồ cổ có niên đại trên 100 năm.
- Các sản phẩm khảo cổ, dân tộc học, mang tính lịch sử, cổ sinh vật học, các mẫu vật giải phẫu, thực vật, khoáng sản và động vật.
- Than củi và bột làm từ ngũ cốc trừ gạo. Phốt phát và hoá chất.
Cách tính giá trị giao dịch
Đối với hàng nhập khẩu, giá trị thuế quan chủ yếu là giá trị giao dịch như giá đã trả trên thực tế hoặc cần phải trả để mua hàng, có thêm các yếu tố do người mua chịu và không đưa vào giá ghi trong hoá đơn, nhất là giá các vật chứa đựng và bao bì; chi phí vận chuyển; chi phí bảo hiểm; chi phí bốc, dỡ và vận chuyển đi kèm với việc vận chuyển hàng nhập khẩu…
Đối với hàng xuất khẩu, giá trị được tính dựa trên biểu giá qui định của Hải quan.
Một số sản phẩm được coi là không có giá trị giao dịch. Đó là các hoạt động nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, quà biếu, mẫu vật, hàng do khách du lịch mang vào...
Giá trị giao dịch có thể bị bác bởi cơ quan quản lí, nhất là khi quy định giá trị này được xác định không chính xác do ảnh hưởng bởi quan hệ giữa người mua và người bán; những hạn chế, điều kiện hoặc dịch vụ liên quan đến hàng hoá nhập khẩu khiến cho không thể định giá.
Trường hợp bác hoặc không có giá trị giao dịch, giá trị giao dịch được hải quan xác định bằng cách áp dụng các phương pháp định giá khác gọi là phương pháp "thay thế".
Những phương pháp thay thế phải được áp dụng theo trật tự mà chúng được nêu ra như:
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp xác định giá trị thuế quan hàng hoá nhập khẩu kể từ giá trị giao dịch của các mặt hàng giống hệt hoặc tương tự;
- Phương pháp khấu trừ: Cho phép biết giá trị hải quan của hàng nhập khẩu kể từ giá bán lại trên thị trường địa phương của mặt hàng nhập khẩu hoặc giá bán của một mặt hàng giống hệt hoặc tương tự được nhập khẩu, việc khấu trừ được thực hiện từ lãi được hưởng và những chi phí thực hiện sau nhập khẩu.
- Phương pháp cộng chi phí: Dựa trên chi phí của từng công đoạn cấu thành nên sản phẩm và các chi phí đến thời điểm làm thủ tục thông quan. Khi ấy, giá trị tính thuế quan được tính dựa trên:
+ Chi phí nguyên liệu và các hoạt động sản xuất.
+ Tổng số tiền thể hiện lợi nhuận và chi phí chung.
+ Chi phí vận chuyển, bốc, dỡ và vận chuyển hàng hoá, giá bảo hiểm…
- Phương pháp tham khảo giá trị: Xác định giá trị thuế quan bằng cách tham khảo những tạp chí quốc tế và những giá trị đã đăng kí như trường hợp của thiết bị, xe cộ, xe máy đã sử dụng...
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/