Tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may vào Đan Mạch
Trong 5 năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm.
Cam kết này của EU được đưa ra phù hợp với khả năng đáp ứng yêu cầu về qui tắc xuất xứ "hai công đoạn" (từ vải trở đi) của ngành dệt may Việt Nam, tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo EVFTA thì hàng dệt may Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam.
Ngoài ra, EU cũng chấp nhận linh hoạt với qui tắc này như cộng gộp xuất xứ Hàn Quốc hay nhưng nước mà cả Việt Nam và EU có FTA (có thể kể đến như Nhật Bản; hay một số nước ASEAN đang đàm phán FTA với EU, sau khi đàn phán xong sẽ được cộng gộp.
Bảng dưới đây cho thấy, tuy dân số nhỏ nhưng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Đan Mạch tương đối lớn.
Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Đan Mạch giai đoạn 2017 - 2019
Trung bình người dân Đan Mạch chi khoảng 3,7% tổng thu nhập cho may mặc và giày dép. Đan Mạch đồng thời cũng là nước xuất khẩu hàng dệt may.
Hàng dệt may của Đan Mạch chủ yếu xuất khẩu sang các nước châu Âu. Đức và Thụy Điển là hai thị trường xuất khẩu dệt may chính của Đan Mạch.
Tuy nhiên, do nhân công cao nên hầu hết các nhà máy sản xuất dệt may của Đan Mạch được đặt ở nước ngoài hoặc thuê gia công.
Do vậy, nếu tiếp cận được các nhà sản xuất và nhập khẩu dệt may của Đan Mạch, doanh nghiệp không chỉ tiếp cận được thị trường Đan Mạch mà còn có cơ hội đưa sản phẩm cung cấp cho các thị trường châu Âu khác thông qua chuỗi phân phối của Đan Mạch.
Một số đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may tại Đan Mạch