|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Thủ tướng bàn giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp dầu khí, hàng không

11:46 | 22/05/2020
Chia sẻ
Trước ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, Thủ tướng đề nghị PVN và Vietnam Airlines cần tiếp tục tái cơ cấu nội bộ; tăng cường quản lí kinh tế, chống thất thoát; cố gắng giữ chân lực lượng lao động nòng cốt.
Thủ tướng bàn giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp dầu khí, hàng không - Ảnh 1.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Theo thông tin từ Báo Chính phủ, chiều 21/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp bàn về các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, Thủ tướng cho rằng, PVN và Vietnam Airlines đã có phương án chủ động khắc phục khó khăn để giữ hoạt động bình thường, trong khi nhiều doanh nghiệp dầu khí, hãng hàng không trên thế giới phải đóng cửa, phá sản.

Thủ tướng đề nghị hai doanh nghiệp tiếp tục tái cơ cấu nội bộ, trong đó có tái cơ cấu thị trường, tái cơ cấu lao động, tiết giảm tối đa chi phí, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, tăng cường quản kinh tế, chống thất thoát; cố gắng giữ chân lực lượng lao động nòng cốt, như hàng không cần giữ đội ngũ phi công hay bộ phận thuật…

Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan cùng tháo gỡ khó khăn cho các tập đoàn Nhà nước quan trọng này, coi khó khăn của các tập đoàn như khó khăn của mình để tháo gỡ, tìm lối ra cách làm phù hợp. “Thủ tướng, các Phó Thủ tướng cũng sẵn sàng xắn tay áo cùng các đồng chí”.

Được biết, hàng không và du lịch là ngành chịu nhiều ảnh hưởng nhất của dịch COVID-19 do các chính sách hạn chế đi lại, đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu nhằm kiểm soát dịch bệnh.

Do đó mới đây, Vietnam Airlines công bố báo cáo tài chính quí I với đạt doanh thu thuần 18.813 tỉ đồng, giảm 26,3% so với cùng kì năm trước. Vì kinh doanh dưới giá vốn, Vietnam Airlines lỗ gộp 632 tỉ đồng trong khi cùng kì 2019 còn có lãi gộp 3.953 tỉ đồng.

Sau khi trừ đi các khoản chi phí, công ty báo lỗ sau thuế 2.612 tỉ đồng, ghi nhận quí thua lỗ đầu tiên của Tổng công ty kể từ quí IV/2016.

Kể từ khi COVID-19 khởi phát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Vietnam Airlines đã ngừng khai thác 17 đường bay với Trung Quốc. Sau đó Vietnam Airlines tiếp tục phải dừng bay với Hàn Quốc khi tình hình dịch bệnh ở đây diễn biến căng thẳng.

Khi dịch bệnh tại Trung Quốc, Hàn Quốc tạm lắng dịu thì điểm nóng châu Âu lại nổi lên và Vietnam Airlines phải dừng bay thường lệ với Anh, Pháp, Đức. Hãng chỉ còn thực hiện các chuyến bay quốc tế được cấp phép đặc biệt, đưa công dân Việt Nam và nước ngoài bị mắc kẹt hồi hương.

Tuy không phải nhóm ngành chịu tác động lớn nhất bởi COVID-19, tuy nhiên thời gian qua các doanh nghiệp dầu khí nói chung và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nói riêng cũng chịu cảnh thua lỗ nặng nề do gánh chịu thiệt hại kép từ dịch bệnh và giá dầu giảm.

Tổng doanh thu quí I/2020 của PVN ước đạt 88.300 tỉ đồng, giảm 13.194 tỉ đồng tương đương giảm 13% so với cùng kì năm 2019; tổng lợi nhuận sau thuế ước đạt 4.440 tỉ đồng, giảm 4.580 tỉ đồng, tương đương thấp hơn 51% so với cùng kì.

PVN cho biết, trường hợp giá dầu thô giảm xuống 55 USD/thùng đến 30 USD/thùng sẽ làm doanh thu bán dầu thô năm 2020 giảm tương ứng từ 9.200 tỉ đồng đến 55.100 tỉ đồng, khiến tổng doanh thu toàn tập đoàn ước giảm 23.000 tỉ đồng đến 141.000 tỉ đồng trong năm nay.

Theo đó, nộp ngân sách từ nguồn thu dầu thô sẽ giảm tương ứng từ 3.111 tỉ đồng đến 18.600 tỉ đồng, nộp ngân sách của toàn tập đoàn giảm từ 5.000 tỉ đồng đến 27.000 tỉ đồng so với kế hoạch được phê duyệt.

Theo PVN, tình trạng giá dầu xuống thấp như hiện nay khiến thiệt hại về kinh tế là rất lớn, và những lợi điểm từ nhập khẩu xăng dầu giá thấp không thể bù đắp.

Ngoài ra, hoạt động sản xuất và kinh doanh xăng dầu cũng chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh và giá dầu xuống thấp khi nhu cầu vận tải, lưu thông sụt giảm. Các cửa hàng, đại lí xăng dầu hạn chế nhập hàng để chờ giá giảm, khiến tồn kho xăng dầu của các nhà máy ở mức cao.

Theo đó, tình hình kinh doanh xăng dầu của PVN dự kiến sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thua lỗ tăng cao nếu tình hình dịch bệnh không được kiểm soát trong thời gian tới.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Thảo

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.