Thủ tục gắn nhãn túi của Nhật Bản
Gắn nhãn mác theo quy định pháp luật
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Luật Gắn nhãn chất lượng hàng gia dụng đòi hỏi rằng tất cả loại hành lý làm bằng da bò thuộc, da ngựa thuộc, da lợn thuộc, da cừu hoặc da dê đều phải trình bày loại da nguyên liệu đã được sử dụng và cách bảo quản cần thiết.
Ví dụ về nhãn mác đối với hành lý Loại da:
Da bò thuộc Bảo quản:
1- Treo ở nơi râm mát để làm khô nếu bị ướt.
2- Không sử dụng benzene để giặt.
3- Không để ở nơi nóng.
Công ty______________
Số nhà,_________
Phường,____________ Tokyo
Số điện thoại: _______________
Gắn nhãn mác tự nguyện trên cơ sở quy định của pháp luật
Không có yêu cầu đặc biệt nào về việc này.
Gắn nhãn mác tự nguyện theo quy định ngành
- Hành lý
Hiệp hội Hành lý Nhật Bản đã thông qua quy định hướng dẫn gắn nhãn mác phù hợp với các quy định trong Luật Gắn nhãn chất lượng hàng gia dụng, để điều chỉnh tất cả các loại hành lý có từ 60% trở lên bề mặt bên ngoài làm bằng da bò thuộc, da ngựa thuộc, da lợn, da cừu hoặc da dê.
Cạnh trên cùng của nhãn trình bày ký hiệu da, còn cạnh dưới cùng trình bày loại da nguyên liệu cũng như cách thức bảo quản và giữ gìn cần thiết. Túi làm ở Nhật Bản cũng có một ký hiệu về độ tin cậy, được máy liền vào sản phẩm.
- Túi xách
Hiệp hội Túi xách Nhật Bản cũng đã thông qua một công thức gắn nhãn mác tiêu chuẩn để sử dụng cho tất cả các loại túi xách, túi thời trang có từ 60% trở lên bề mặt bên ngoài làm bằng da bò thuộc, da cừu hoặc da lợn.
Nhãn mác này trình bày loại da nguyên liệu đã được sử dụng, cảnh báo về cách dùng và nước xuất xứ.