Trong số đồ dùng gia đình, giường hai tầng, tủ ngăn kéo trong bếp, tủ cho trẻ em, đệm lò xo và ghế cho trẻ nhỏ là những mặt hàng bắt buộc phải có ký hiệu SG do Hiệp hội An toàn hàng tiêu dùng đưa ra, theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản.
Vải bọc và vật liệu nhồi trong chăn đệm tuân thủ đúng những hướng dẫn chứng nhận chống cháy của Cục Phòng cháy chữa cháy, thì được phép gắn nhẵn chống cháy, theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản.
Nhãn mác của những sản phẩm dệt phải ghi thành phần vật liệu, độ co của vật liệu, hướng dẫn sử dụng (kể cả ký hiệu đồ họa), kích cỡ, tên của nhà sản xuất và thông tin liên hệ (địa chỉ và số điện thoại), theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản.
Sản phẩm vật liệu dán tường phải được kiểm tra chất lượng để có thể được phê chuẩn. Việc kiểm tra được thực hiện bởi Hiệp hội Vật liệu dán tường của Nhật Bản, theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản.
Các loại thảm chống cháy phải gắn nhãn chống cháy. Nhãn mác chỉ có thể được gắn bởi các bên được chỉ định bởi Cơ quan phòng cháy, theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản.
Đạo luật chống cách bán hàng có thưởng không chính đáng và cách trình bày gây hiểu lầm, cấm sử dụng việc dùng nhãn mác của nơi xuất xứ gây hiểu lầm đối với người tiêu dùng và gây ra cản trở đối với cạnh tranh công bằng.
Ở Cục In tiền Nhật Bản, Bộ Tài chính đóng dấu mặt trời mọc cùng với một Mã HS nhận dạng kim loại trên đồng tiền kim loại, theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản.
Hiệp hội Túi xách Nhật Bản đã thông qua một công thức gắn nhãn mác tiêu chuẩn để sử dụng cho tất cả loại túi xách, túi thời trang có từ 60% trở lên bề mặt bên ngoài làm bằng da bò thuộc, da cừu hoặc da lợn.