Thủ tục gắn nhãn đồ gia dụng của Nhật Bản
Gắn nhãn bắt buộc theo quy định pháp luật
- Gắn nhãn theo quy định của Luật Gắn nhãn chất lượng hàng gia dụng
Mẫu nhãn cho mặt hàng ghế và ghế bành
Kích thước
Hình dáng bên ngoài: rộng x sâu x cao
Chiều cao của ghế
Cấu trúc
Hoàn thiện bề mặt
Vật liệu lót
Vật liệu chèn
Cảnh báo sử dụng
Tên người gắn nhãn
- Gắn nhãn theo Luật An toàn hàng tiêu dùng
Luật pháp quy định những tiêu chuẩn đối với mặt hàng khay đựng thức ăn cho trẻ em là sản phẩm cực kỳ đặc biệt, vì thế bắt buộc phải được dán nhãn PSC.
- Gắn nhãn theo quy định của Luật Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (nhãn JIS)
Theo Luật Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản, các tiêu chuẩn được đặt ra đối với chất lượng các sản phẩm công nghiệp. Các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn JIS sẽ được phép gắn nhãn JIS.
- Gắn nhãn theo quy định của Luật An toàn hàng tiêu dùng (ký hiệu SG)
Trong số đồ dùng gia đình, giường hai tầng, tủ ngăn kéo trong bếp, tủ cho trẻ em, đệm lò xo và ghế cho trẻ nhỏ là những mặt hàng bắt buộc phải có ký hiệu SG do Hiệp hội An toàn hàng tiêu dùng đưa ra, cho phép gắn nhãn có ký hiệu SG trên những sản phẩm tự nguyện kiểm tra và được kiểm chứng đạt tiêu chuẩn an toàn.
Khi xảy ra tai nạn dẫn đến thương vong, trong bất kỳ trường hợp nào do khiếm khuyết của sản phẩm có gắn nhãn ký hiệu SG, thì những thiệt hại đến 100 triệu Yên sẽ được bồi thường, với điều kiện là những thiệt hại đó xảy ra và gây thương tổn đối với cá nhân.
- Gắn nhãn tự nguyện dựa trên cơ sở quy định ngành
Không có quy định đặc biệt nào về việc này.
Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ với Hiệp hội An toàn hàng tiêu dùng:
https://www.sg-mark.org/