|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thủ tục gắn nhãn đồng hồ của Nhật Bản

22:40 | 14/01/2021
Chia sẻ
Đạo luật chống cách bán hàng có thưởng không chính đáng và cách trình bày gây hiểu lầm, cấm sử dụng việc dùng nhãn mác của nơi xuất xứ gây hiểu lầm đối với người tiêu dùng và gây ra cản trở đối với cạnh tranh công bằng.

Gắn nhãn mác theo quy định pháp luật

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Luật pháp Nhật Bản không có yêu cầu nhãn mác đặc biệt nào. 

Tuy nhiên, Đạo luật chống cách bán hàng có thưởng không chính đáng và cách trình bày gây hiểu lầm, cấm sử dụng việc dùng nhãn mác của nơi xuất xứ gây hiểu lầm đối với người tiêu dùng và gây ra cản trở đối với cạnh tranh công bằng.

Nơi xuất xứ được coi là nơi đã diễn ra hành động cải biến thực chất để làm nên sản phẩm như hiện hành. Đối với đồng hồ, hành động đó coi nơi xuất xứ là nước đã lắp ráp nên cơ chế máy. 

Trong trường hợp nâng cấp đồng hồ đeo tay với dây đeo là một bộ phận cấu thành quan trọng của sản phẩm, hoặc trong trường hợp đồng hồ đeo tay có chức năng không ngấm nước hoặc một số chức năng đặc biệt khác, nếu dây đeo hoặc chức năng đặc biệt đó được bổ sung thêm ở một nước khác, ngoài nước đã lắp ráp nên cơ chế máy, thì sản phẩm đó được coi là có hai nơi xuất xứ.

Gắn nhãn mác trên cơ sở Luật An toàn thiết bị và vật liệu điện

Cho tới nay, bất kỳ một người nào tham gia sản xuất, nhập khẩu và bán thiết bị và vật liệu điện (sau đây gọi chung là “thể nhân”) đều có nghĩa vụ gắn nhãn mác lên những thiết bị và vật liệu điện sẽ được bán. 

Tuy nhiên, hiện nay, các thể nhân không bị bắt buộc phải gắn nhãn mác, đồng thời hệ thống xác nhận của chính phủ, như hệ thống đăng ký và phê duyệt kiểu loại, đã được xóa bỏ. 

Hệ thống xác nhận của Chính phủ: Điều 10 Luật An toàn thiết bị và Vật liệu điện quy định rằng, những thể nhân có đăng ký đã hoàn thành nghĩa vụ theo quy định của Luật này có thể gắn nhãn mác đã định, những thể nhân chưa hoàn thành nghĩa vụ thì không được phép gắn nhãn mác như vậy.

Vì vậy, chỉ những thể nhân đã thực hiện những thủ tục theo quy định mới được phép gắn nhãn mác. Nội dung định nghĩa rằng “nhãn mác” là vật thể thuộc thiết bị và vật liệu điện trong điện quản lý thì không thay đổi. 

Nhưng cách đặt vấn đề về “nhãn mác” thì thay đổi, từ chỗ là một quan niệm ước lệ rằng theo đúng tiêu chuẩn nghĩa là phải được Chính phủ xác nhận, sang một quan niệm mới rằng những thể nhân đó được quyền xác nhận về việc theo đúng tiêu chuẩn.

Gắn nhãn mác tự nguyện trên cơ sở quy định của pháp luật

Không có yêu cầu nhãn mác đặc biệt nào.

Gắn nhãn mác tự nguyện theo quy định ngành

- Ký hiệu xác nhận an toàn (Ký hiệu S)

Với việc sửa đổi Luật Kiểm soát thiết bị và vật liệu điện năm 1995, một hệ thống xác nhận của bên thứ ba đã được thiết lập. Theo hệ thống xác nhận này, các tổ chức tư nhân được Chính phủ uỷ nhiệm có thể xác nhận rằng một sản phẩm đã đảm bảo độ an toàn ở một mức quy định nào đó.

Thủ tục gắn nhãn đồng hồ của Nhật Bản - Ảnh 1.

Ký hiệu S (Ký hiệu Xác nhận an toàn). Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản

Nói một cách cụ thể, Tổ chức Phòng kiểm nghiệm An toàn điện và Công nghệ môi trường Nhật Bản (JET) hoặc Tổ chức Đảm bảo chất lượng Nhật Bản (JQA) được uỷ nhiệm, với tư cách một cơ quan có chứng chỉ, kiểm tra công tác nghiên cứu an toàn đối với một sản phẩm riêng rẽ và một hệ thống kiểm tra chất lượng nhà máy. 

Nếu được JET hoặc JQA xác nhận độ an toàn, thì có thể dán Ký hiệu Xác nhận An toàn lên trên sản phẩm.

- Tổ chức đảm bảo chất lượng Nhật Bản 

https://www.jqa.jp/english/

- Phòng kiểm nghiệm An toàn điện và Công nghệ môi trường Nhật Bản https://www.jet.or.jp/en/

- Những tiêu chuẩn tự nguyện đối với việc gắn nhãn mác đồng hồ

Hiệp hội Đồng hồ Nhật Bản đã xây dựng “Những tiêu chuẩn tự nguyện đối với việc gắn nhãn mác đồng hồ”,  trong đó đề ra khuyến nghị đối với các catalogue, sổ tay hướng dẫn sử dụng, ghi nhãn mác về nước xuất xứ,... 

Ngoài ra, các quy định ở cấp tỉnh của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cũng khuyến nghị là nên đính kèm các đảm bảo bằng văn bản. Theo đó trên nguyên tắc, các đảm bảo bằng văn bản được đính kèm tại thời điểm bán.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/