|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thiếu heo, thịt chó và thịt thỏ trở thành nguồn protein thay thế tại miền quê Trung Quốc

20:02 | 22/10/2019
Chia sẻ
Vì giá tăng vọt, thịt heo - loại protein phổ biến nhất Trung Quốc, không thể tìm thấy ở nhà hàng nào. Thay vào đó, nhiều người dân địa phương ở Giang Tây đang lựa chọn một món ăn truyền thống đã mất hấp dẫn cho đến gần đây.

Giống hầu hết nhà hàng nhỏ ở vùng nông thôn thuộc huyện Vạn An, tỉnh Giang Tây, Little Wealth God không có thực đơn. Thực khách trực tiếp vào bếp để chọn rau, cá và thịt sống và cho đầu bếp biết họ muốn họ nấu thức ăn như thế nào.

Tuy nhiên, vì giá tăng vọt, thịt heo - loại protein phổ biến nhất Trung Quốc, không thể tìm thấy ở nhà hàng nào. Thay vào đó, nhiều người dân địa phương đang lựa chọn một món ăn truyền thống đã mất hấp dẫn cho đến gần đây.

"Tại sao không chọn thịt chó nếu bạn muốn một ăn thịt?", một người phục vụ gợi ý, và cho biết thêm giá cao nghĩa là hầu hết thực khách không còn cảm thấy đáng để yêu cầu thịt heo.

Mối quan tâm với thịt chó quay trở lại chỉ là một trong những tác dụng phụ của việc thiếu thịt heo, dưới ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi, đã lan ra khắp Trung Quốc.

Quốc gia châu Á là nhà sản xuất và tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới, chiếm hơn một nửa lượng thịt tiêu thụ toàn cầu.

20191022_world_dog_alliance

Ảnh: Soụth China Morning Post.

Khi giá thịt heo tiếp tục tăng vọt, sự không hài lòng đang gia tăng trong cộng đồng, đặc biệt là các nhóm thu nhập thấp. Nó cũng làm giảm bớt tâm lí của người tiêu dùng và niềm tin Bắc Kinh đang nỗ lực thuyết phục người dân vào tương lai kinh tế tươi sáng.

Trong một siêu thị ở trung tâm thị trấn của huyện Vạn An, giá thịt heo nạc là 72 nhân dân tệ/ kg (tương đương 236.00 đồng/kg) trong khi sườn heo có giá 74 nhân dân tệ/kg (khoảng 243.000 đồng/kg), nhiều hơn gấp đôi so với giá một năm trước và ít nhất là cao bằng giá tại các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh.

"Thịt heo chỉ có giá một chục nhân dân tệ mỗi 500 gram vào năm ngoái, hiện tại là hơn 30 nhân dân tệ", ông Liang Meilu, người đang vận hành 5 trường mẫu giáo nhỏ trên toàn huyện, cho biết.

Với việc người tiêu dùng không muốn mua thịt heo ở mức giá đó, siêu thị có chương trình khuyến mãi về thỏ, bán với giá rẻ hơn so với thông thường ở mức 43,6 nhân dân tệ/kg (khoảng 143.000 đồng/kg). 

Phần thịt heo duy nhất ít tốn kém là xương chân, gần như không có thịt.

Thực phẩm xa xỉ

Giá thịt heo tăng mạnh đặc biệt khó khăn đối với người dân ở Vạn An, một quận nghèo của Bắc Kinh cho đến năm 2018. 

Mức lương trung bình của người dân là khoảng 2.500 nhân dân tệ /tháng, thấp hơn một phần ba so với người dân ở các thành phố lớn của Trung Quốc, theo South China Morning Post.

Tại các chợ truyền thống bên ngoài trung tâm thị trấn của Vạn An, hầu hết người bán thịt heo đã ngừng kinh doanh vì chỉ vài người dân địa phương, với thu nhập thậm chí thấp hơn mức trung bình của huyện, có thể chi trả được, theo ông Liu Gang, một người dân ở quận Jian, Giang Tây.

"Không chỉ đắt, mà còn rất khó để mua thịt heo ở các làng quê. Nhiều con heo đã chết tại các trang trại nuôi heo gần đó do dịch tả heo châu Phi hồi đầu năm nay", ông Liu nói.

Và không có dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng thịt heo của Trung Quốc sẽ sớm kết thúc. 

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết giá thịt heo trung bình trên toàn quốc tăng 69% trong tháng 9 so với một năm trước đó, kéo chỉ số giá tiêu dùng lên tới 3%, giới hạn chịu đựng lạm phát của Bắc Kinh trong năm 2019. 

Giá dự kiến sẽ tăng hơn nữa với sự sụt giảm liên tục trong đàn heo của đất nước.

Dịch tả heo châu Phi đã quét qua đàn heo Trung Quốc, dẫn đến việc tiêu hủy hàng loạt, dự kiến sẽ mất nhiều năm để phục hồi.

Theo một cuộc khảo sát 400 tỉnh, thành của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, đàn heo sống của quốc gia châu Á, chiếm khoảng một nửa tổng số heo toàn cầu năm 2018, đã giảm 41,1% vào cuối tháng 9 so với một năm trước đó. 

Vẫn chưa rõ nó sẽ giảm bao nhiêu nữa trước khi xuống đáy.

Bắc Kinh đã đưa ra các biện pháp khẩn cấp để tăng nguồn cung heo, cố gắng hết sức để giúp nông dân mở rộng sản xuất trong khi tăng cường nhập khẩu thịt heo để đảm bảo nguồn cung. 

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu thịt heo đã tăng 43,6% lên 1,32 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm nay.

Mặc dù vậy, nhu cầu thịt heo của Trung Quốc rất lớn đến nỗi ngay cả nguồn cung toàn cầu cũng không thể lấp đầy khoảng trống thiếu hụt, buộc những người dân ở Vạn An phải coi thịt heo là một thực phẩm xa xỉ trong một thời gian dài.

Lyly Cao