Dịch ASF cho thấy sự cần thiết của các loại protein an toàn hơn, thay vì những trang trại siêu lớn
Thịt heo là loại protein được tiêu thụ nhiều nhất tại Trung Quốc, chiếm gần 64% số thịt được tiêu thụ trong năm ngoái, vì vậy bệnh dịch này có tác động lớn tới con người và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Cần lưu ý rằng các nền kinh thế khác có thể rơi vào rắc rối còn tồi tệ hơn thế, với Liên Hợp Quốc cảnh báo cuộc sống của hàng triệu người tại Việt Nam, Campuchia, Mông Cổ và Lào gặp rủi ro.
Tất cả quốc gia kể trên đều đã báo cáo bùng phát dịch tả heo châu Phi.
Một số chuyên gia lập luận vấn đề, trở nên tồi tệ hơn vì số lượng lớn trang trại nhỏ, lẻ với hệ thống an toàn sinh học kém tại châu Á, có thể được giải quyết bằng cách hợp nhất các trang trại nhỏ thành đơn vị công nghiệp lớn và được quản lí tốt hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứ chỉ ra điều này có thể dẫn tới những hậu quả không lường trước, và điều đó là chính xác khi các giải pháp dài hạn cần một sự đa dạng hóa của nhiều nguồn protein.
Tác động của biện pháp trên được thể hiện ngay lập tức.
Bất chấp chính phủ Trung Quốc xây dựng kho dự trữ thịt heo lớn, nhập khẩu tăng 60% trong quí II/2019 đã ảnh hưởng tới các thị trường trên khắp thế giới.
Với việc tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã suy yếu trong năm nay, ngân hàng trung ương đã bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng "bóng ma" lạm phát leo thang vì thịt heo có thể hạn chế không gian cho giảm lãi suất và khiến sự chậm lại trong tăng trưởng trở nên tồi tệ hơn.
Theo Nikkei Asia Review, tồn tại tính logic đằng sau lời kêu gọi hợp nhất các trang trại.
Một nghiên cứu về 68 trường hợp bùng phát tại Trung Quốc kết luận hơn một phần ba nguyên nhân là cho heo ăn thức ăn thừa, một rủi ro cao nhưng là hành động phổ biến tại trang trại nhỏ, lẻ.
Sự bùng phát đã buộc nhiều trang trại nhỏ phải đóng cửa, và các chính sách của Bắc Kinh đã đẩy nhanh xu hướng này.
Các ngân hàng đã được yêu cầu để cung cấp tín dụng và các khoản vay lãi suất thấp cho những trang trại có hơn 5.000 con, và các khoản trợ cấp lên tới 5 triệu nhân dân tệ (tương đương 700.000 USD) nhằm hỗ trợ việc xây dựng trang trại nuôi heo qui mô lớn.
Tuy nhiên, nghiên cứu của FAIRR, nhằm tăng nhận thức giữa các nhà đầu tư về rủi ro của sản xuất động vật tập trung, gợi ý đây không phải là đáp án.
Dịch tả heo châu Phi lây lan ngày càng nhanh khi hàng chục nghìn con heo được nuôi trong môi trường khép kín, trong khi việc thiếu đa dạng gen tại hệ thống chăn nuôi công nghiệp làm tăng khả năng nhiễm virus của động vật.
Phụ thuộc vào kháng sinh: nên hay không nên?
Một cách các trang trại công nghiệp dùng để hạn chế nhiễm dịch là tiêm kháng sinh cho nhưng con heo khỏe mạnh như một biện pháp ngăn ngừa. Hành động này sẽ làm tăng sự hình thành của việc kháng thuốc, một mối đe dọa đang gia tăng đối với các nền kinh tế mới nổi.
Bất chấp sự kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm chấm dứt việc sử dụng một cách bừa bãi như vậy, Coller FAIRR Index gần đây phát hiện 40% các công ty thịt heo lớn nhất không có chính sách cho việc sử dụng kháng sinh và không công bố số lượng hay chủng loại kháng sinh được sử dụng trong trang trại của họ.
Mặc dù vậy, gần đây, Trung Quốc đã triển khai một chương trình thí điểm để loại bỏ việc sử dụng kháng sinh trong nông nghiệp động vật vào 2020..
Giới đầu tư cũng có tác động thực tế với công ty họ đầu tư và kêu gọi quản lí tốt hơn những rủi ro bền vững.
Tuy nhiên, không có qui định hay sự quản lí nào có thể loại bỏ những vấn đề sức khỏe và môi trường nghiêm trọng, đến từ việc chế biến 70 tỉ động vật trên thế giới cho tiêu dùng mỗi năm.
Như vậy, cân bằng tiêu thụ giữa thịt và nguồn protein thay thế trở nên quan trọng.
Với thịt tiêu thụ tại các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc vẫn đang gia tăng, đây là một nhiệm vụ rất quan trọng.
May mắn đã có những dấu hiệu khả quan. Người dân Trung Quốc dường như dễ dàng giảm lượng thịt tiêu thụ, với 93% người tham gia vào nghiên cứu gần đây cho biết sẵn sàng mua thịt làm từ thực vật.
Sản phẩm nổi bật của hãng Beyond Meat, Beyond burger. Ảnh: Nikkei Asia Review.
Lựa chọn thịt từ thực vật đang ngày càng nhiều. Công ty thực phẩm Beyond Meat và Impossible Foods (có trụ sở tại Mỹ) đang mở rộng tại thịt trường Hong Kong và chuẩn bị tiến vào Trung Quốc, trong khi công ty Whole Perfect Foods (Trung Quốc) và Omnipork (Hong Kong) dự kiến sẽ tham gia cạnh tranh trong phân khúc này.
Qui mô của dịch tả heo châu Phi đang gây ra hậu quả trong khu vực và trên toàn thế giới, với khả năng làm lại ngành công nghiệp thịt heo tại châu Á.
Với sự tàn phá của bệnh dịch, nó đang mang lại cơ hội để xây dựng lại một chuỗi protein bên vững và an toàn hơn nhằm bảo vệ con người, động vật và sức khỏe trên thế giới.
Và để điều đó xảy ra, giải pháp cần phải tiến xa hơn là những trang trại công nghiệp hóa theo mô hình phương Tây.