|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (9/8): Xuất khẩu cà phê tháng 6 tăng gần 3%, Mỹ áp thuế lên bao và túi đóng hàng của Việt Nam

19:42 | 09/08/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa (9/8) nổi bật với thông tin xuất khẩu cà phê tháng 6 tăng gấn 3% đạt 10,45 triệu bao. Bộ Thương mại Mỹ thông báo bao và túi đóng hàng được dệt từ polyetylen hoặc dải polypropylen, nhựa, gai hoặc các vật liệu tương tự của Việt Nam sẽ chịu thuế chống trợ cấp từ 3,24% - 6,15%.
thi truong hang hoa 98 xuat khau ca phe thang 6 tang gan 3 my ap thue len bao va tui dong hang cua viet nam Thị trường hàng hóa (8/8): Giá cà phê tháng 7 vẫn thấp, giá đường khó phục hồi trong vài tháng tới
thi truong hang hoa 98 xuat khau ca phe thang 6 tang gan 3 my ap thue len bao va tui dong hang cua viet nam Thị trường hàng hóa (7/8): Philippines đồng ý để NFA nhập khẩu thêm 500.000 tấn gạo, giá xăng không đổi

1. Xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng gần 3% trong tháng 6

Báo cáo từ Tổ chức Cà phê Thế giới cho biết, trong tháng 6, tổng xuất khẩu cà phê trên thế giới đạt 10,45 triệu bao, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu cà phê Robusta tăng 7,9% lên 3,95 triệu bao, trong khi xuất khẩu cà phê Arabica giảm 0,4% xuống 6,51 triệu bao.

Xét về từng nhóm cà phê, xuất khẩu cà phê Arabica Colombia tăng 1,1% lên 1,03 triệu bao, và cà phê Arabica Brazil tăng 2,2% lên 2,61 triệu bao. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê Arabica có nguồn gốc từ các quốc gia khác giảm 3,2% so với năm ngoái xuống 2,87 triệu bao.

2. Thuế quan đánh lên khí đốt xuất khẩu của Mỹ có thể thay đổi thị trường nhiên liệu toàn cầu

Theo các chuyên gia phân tích, việc Trung Quốc đe dọa đánh thuế quan mới lên 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ sẽ dẫn đến sự xáo trộn trên thị trường năng lượng, vì khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ nằm trong danh sách mặt hàng mục tiêu chịu thuế của Trung Quốc.

Động thái gộp cả LNG khiến giới chuyên gia khá bất ngờ, vì trước đó Trung Quốc kiềm chế không đưa nhiên liệu vào danh sách đối tượng chịu thuế. Nguyên nhân là vì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới muốn sử dụng khí đốt tự nhiên như một phần nỗ lực để làm sạch vấn đề ô nhiễm môi trường, một vấn đề chính trị nhạy cảm tại Bắc Kinh.

3. Mỹ áp thuế chống trợ cấp lên bao và túi đóng hàng nhập khẩu từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ Thương mại Việt Nam, Bộ Thương mại Mỹ vừa thông báo kết luận sơ bộ cuộc điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm bao và túi đóng hàng được dệt từ polyetylen hoặc dải polypropylen, nhựa, gai hoặc các vật liệu tương tự nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo kết luận sơ bộ, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu thuế chống trợ cấp (CTC) từ 3,24%-6,15%.

Mức thuế này thấp hơn rất nhiều so với mức 29,54%-304,40% mà DOC đang áp dụng với sản phẩm tương tự của Trung Quốc trước đó.

4. Nhật Bản tăng cường nhập khẩu cá ngừ Việt Nam

Theo Hiệp hội Chế hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), năm nay, kinh thế cải thiện, Nhật Bản tăng cường nhập khẩu các loại thủy sản. Tuy nhiên, riêng kim ngạch nhập khẩu cá ngừ giảm. Điều đáng mừng là xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản tăng liên tục qua từng tháng, và xu hướng này vẫn tiếp tục cho đến nay.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này trong quý II đạt 7,7 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2017, nâng tổng giá trị XK cá ngừ sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm lên gần 14 triệu USD, tăng 32%.

5. Hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận để lại khoảng trống lớn trong quy hoạch điện VII

Cuối năm 2016, Quốc hội quyết định dừng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận do nợ công và điều kiện kinh tế, điều này để lại một khoảng trống lớn trong quy hoạch điện VII và không dễ gì bù đắp.

Bộ Công Thương có nhiều định hướng để bù đắp khoảng trống này như đẩy mạnh các loại điện truyền thống và điện tái tạo. Tuy nhiên, ngay cả các loại điện này đến nay cũng chưa đạt được mục tiêu quy hoạch điện VII.

6. 90.000 tấn thịt gà nhập về Việt Nam giá rẻ bèo 23.000 đồng/kg

Trong sáu tháng đầu năm, tổng sản lượng đùi gà nhập từ Mỹ lên đến 47.224 tấn, chiếm đến gần 99% tổng sản lượng thịt gà các loại nhập khẩu từ thị trường này.

Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho thấy hết tháng 6-2018, cả nước nhập khẩu gần 90.000 tấn thịt gà các loại, tương đương bình quân gần 15.000 tấn/tháng.

Tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 84 triệu USD, như vậy, bình quân mỗi kg thịt gần nhập khẩu có giá gần 1 USD (chưa tính thuế), tương đương khoảng 23.000 đồng/kg. Thịt gà được nhập khẩu chủ yếu dưới dạng đùi, cánh và gà nguyên con.

7. Xuất khẩu gạo Myanmar trị giá hơn 277 triệu USD trong 7 tháng đầu năm

Theo Bộ Thương mại Myanmar, tính đến tháng 7, quốc gia này đã thu về 277.775 triệu USD từ xuất khẩu 802.212,57 tấn gạo thường và gạo tấm.

Trong bốn tháng của giai đoạn tiểu ngân sách, cả nước đã xuất khẩu hơn 358.170 tấn gạo thường và gạo tấm qua đường biển và hơn 444.014 tấn qua các tuyến đường biên giới.

Xem thêm

Đức Quỳnh