|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng gần 3% trong tháng 6

15:40 | 09/08/2018
Chia sẻ
Báo cáo từ Tổ chức Cà phê Thế giới cho biết, trong tháng 6, tổng xuất khẩu cà phê trên thế giới đạt 10,45 triệu bao, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu cà phê Robusta tăng 7,9% lên 3,95 triệu bao, trong khi xuất khẩu cà phê Arabica giảm 0,4% xuống 6,51 triệu bao.

Xét về từng nhóm cà phê, xuất khẩu cà phê Arabica Colombia tăng 1,1% lên 1,03 triệu bao, và cà phê Arabica Braizl tăng 2,2% lên 2,61 triệu bao. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê Arabica có nguồn gốc từ các quốc gia khác giảm 3,2% so với năm ngoái xuống 2,87 triệu bao.

Tổng khối lượng cà phê xuất khẩu trong giai đoạn tháng 10/2017 – tháng 6/2018 tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này là nhờ khối lượng xuất khẩu cà phê Robusta tăng 3,6% lên 33,8 triệu bao.

Ngược lại xuất khẩu cà phê Arabica giảm 1,5% xuống 57,06 triệu bao trong 9 tháng của năm mùa vụ 2017 – 2018. Xuất khẩu cà phê Arabica Colombia và cà phê Arabica Brazil lần lượt giảm 6,1% xuống 10,48 triệu bao và 3,1% xuống 25,67 triệu bao. Mặc dù vậy, xuất khẩu cà phê Arabica từ các quốc gia khác tăng 3,1% lên 20,91 triệu bao.

xuat khau ca phe toan cau tang gan 3 trong thang 6

Theo ICO, sản lượng cà phê thế giới trong năm mùa vụ 2017 - 2018 ước đạt 158,56 triệu bao, giảm 0,3% so với năm ngoái. Trong đó, sản lượng cà phê Arabica ước giảm 6,6% xuống 97,16 triệu bao, trong khi sản xuất của cà phê Robusta ước đạt 61,4 triệu bao, tăng 11,5% so với năm mùa vụ 2016 – 2017.

Sản xuất dự báo tăng tại tất cả các vùng trồng cà phê, trừ Nam Mỹ, với khối lượng ước giảm 8,2% xuống 70,57 triệu bao. Brazil đồng thời là nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và khu vực, và sản lượng của quốc gia này trong năm mùa vụ 2017 – 2018 đạt 51 triệu bao, giảm 10,2% so với năm ngoái.

xuat khau ca phe toan cau tang gan 3 trong thang 6
Xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng gần 3% trong tháng 6.

Tuy nhiên, trong năm 2018 – 2019, thu hoạch mùa vụ dự kiến tăng 70% nhờ thời tiết thuận lợi, sản lượng cà phê Robusta phục hồi và cà phê Arabica đang trong chu kỳ hai năm. Sản lượng từ Colombia, nhà sản xuất lớn thứ hai tại khu vực và lớn thứ ba thế giới, ước giảm 4,3% xuống 14 triệu bao.

Xuất khẩu từ Brazil trong 9 tháng đầu năm mùa vụ 2017 – 2018 đạt 23,47 triệu bao, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, vì sản lượng thu hẹp và cuộc biểu tình của các tài xế lái xe tải hồi tháng 5. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê của Brazil trong tháng 6 tăng 48% so với tháng trước lên 2,55 triệu bao, và tăng 16,5% so với năm ngoái.

Xuất khẩu của Colombia cũng giảm 3% xuống 0,92 triệu bao trong tháng 6, sau khi ghi nhận xuất khẩu tăng trong hai tháng. Tổng xuất khẩu của quốc gia này trong giai đoạn tháng 10/2017 – tháng 6/2018 đạt 9,49 triệu bao, giảm 6,7% so với năm trước.

xuat khau ca phe toan cau tang gan 3 trong thang 6

Còn sản xuất tại châu Á & châu Đai Dương ước tăng 7,9% lên 48,44 triệu bao, giảm 2,2% so với sản lượng kỷ lục đạt được trong năm mùa vụ 2015 – 2016. Việt Nam là nhà sản xuất lớn nhất trong khu vực, thu hoạch gấp hai lần sản lượng của Indonesia, nhà trồng cà phê lớn thứ hai trong khu vực.

Trong năm mùa vụ 2017 – 2018, sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo đạt 29,5 triệu bao, tăng 15,5% so với năm trước. Trong khi đó, sản lượng tại Indonesia dự kiến giảm 5,1% xuống 10,9 triệu bao, vì hoạt động chăm sóc không tốt và một số hộ chuyên sang trồng cây khác.

Với nguồn cung gia tăng, xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 2,58 triệu bao trong tháng 6, tăng so với mức 1,92 triệu bao tháng 6/2017, và tăng 19,4% lên 21,98 triệu bao trong 9 tháng đầu năm mùa vụ 2017 – 2018.

Ngược lại, xuất khẩu của Indonesia giảm 32,6% xuống 4,14 triệu bao trong giai đoạn tháng 10/2017 – tháng 6/2018. Cùng với sản lượng giảm, tiêu thụ nội địa của Indonesia lại tăng trong những năm gần đây, khiến nguồn cung cho xuất khẩu giảm.

Lyly Cao

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.