|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (27/9): Giá gạo có thể tăng, tôn màu Việt Nam không bị Indonesia áp thuế CBPG

18:42 | 27/09/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày 27/9 nổi bật với thông tin vụ đông thất mùa, giá gạo dự báo có thể tăng. Indonesia không áp thuế chống bán phá giá đối với tôn màu Việt Nam.
thi truong hang hoa 279 du bao gia gao co the tang ton mau viet nam khong bi indonesia ap thue cbpg Thị trường hàng hóa (26/9): Hàn Quốc thu mua 350.000 tấn gạo để dự trữ, giá cà phê xuống thấp ngay trước khi vào vụ mới

1. Tiêu thụ than đá của Mỹ xuống mức thấp nhất trong 35 năm

Theo Reuters, tiêu thụ than đá của các nhà sản xuất điện giảm còn 298 triệu tấn trong nửa đầu năm 2018, giảm từ mức 312 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2017, thấp hơn mức năm 2016, và là mức thấp nhất kể từ 1983.

Các nhà sản xuất năng lượng của Mỹ tạo ra ít hơn gần 6% điện từ than đá trong nửa đầu năm nay, ngay cả khi tổng sản lượng điện tăng gần 5% và sản lượng từ việc sử dụng khí đốt tăng tới 17%.

2. Tôn màu Việt Nam 'thoát án' Indonesia áp thuế chống bán phá giá

Ngày 7/6, sau khi tiến hành điều tra, KADI đã xác định sản phẩm tôn màu nhập khẩu từ Việt Nam bán phá giá vào thị trường nước này và gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước của Indonesia.

Trên cơ sở này, KADI kiến nghị áp dụng biện pháp chống bán phá giá với sản phẩm tôn màu của Việt Nam trong khoảng thời gian là 5 năm. Tuy nhiên, sau khi xem xét các tác động của biện pháp tới lợi ích kinh tế xã hội, KADI đã chấm dứt điều tra và không áp dụng biện pháp chống bán phá giá với tôn màu của Việt Nam.

3. Xuất khẩu thịt bò của Nhật Bản ngày càng phất lên

Lệnh cấm 16 năm được đưa ra sau đợt bùng phát bệnh não xốp (BSE) hoặc bệnh bò điên ở Nhật Bản vào năm 2001, sau đó đã được dỡ bỏ vào tháng 9/2017. Theo dữ liệu xuất khẩu của Chính phủ Nhật Bản, xuất khẩu thịt bò vào Đài Loan đã vượt qua nhà nhập khẩu hàng đầu là Hồng Kông, trong tài khóa 2017 (cuối năm tháng 3/2018).

Khoảng 95% lượng thịt bò tiêu thụ tại Đài Loan được nhập khẩu, nhưng trước khi lệnh cấm vào năm 2000, Nhật Bản chỉ xuất khẩu 4 tấn thịt bò sang khu vực này, theo số liệu của chính phủ Đài Loan.

4. Ấn Độ có thể ngưng nhập khẩu dầu thô Iran trong tháng 11

Ấn Độ chưa có kế hoạch mua dầu thô Iran trong tháng 11, củng cố thêm khả năng Tehran sẽ mất thêm một khách hàng lớn sau khi lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực và khiến nhiều người hoài nghi Trung Quốc cũng sẽ có hành động tương tự.

Ấn Độ đang theo chân các quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc và Nhật Bản vốn đã ngưng nhập khẩu dầu thô từ Iran trước khi các đòn trừng phạt của Mỹ chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 11.

5. Dịch tả heo châu Phi có mang đến cơ hội cho heo xuất khẩu Việt Nam?

Trong bối cảnh virus dịch tả heo châu Phi vẫn chưa xâm nhập vào Việt Nam, trả lời câu hỏi "Liệu rằng đây có phải là cơ hội tốt để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu heo sang nước ngoài?", ông Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hiệp hội Chăn không đồng tình với ý kiến này. Ông Vang giải thích, bản thân trong thị trường nội địa, nhiều địa phương vẫn còn thiếu heo.

6.Vụ thu đông thất mùa, dự báo giá gạo có thể tăng

Năm nay nước lớn, lúa vụ thu đông ở ĐBSCL còn chịu vài con nước cuối mùa nước nổi. Trên những cánh đồng thu hoạch sớm, năng suất lúa giảm do ngập lụt và sâu bệnh nhiều. Dự báo đến cuối năm giá gạo tăng.

Mấy năm gần đây đón lúa vụ TĐ nông dân trông chờ cơ hội gạo mùa giáp hạt nhắm vào thị trường xuất khẩu, làm lúa giống, gạo chạy chợ cuối năm. Giá lúa gạo thường ổn định mức khá trước khi bước vào vụ ĐX sau tết. Do đó một số địa phương ở Nam bộ quen gọi lúa vụ 3 và có khoanh vùng sản xuất thuận lợi, ăn chắc, lên kế hoạch khuyến khích nông dân sản xuất.

Xem thêm

Đức Quỳnh