|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ấn Độ có thể ngưng nhập khẩu dầu thô Iran trong tháng 11

07:00 | 27/09/2018
Chia sẻ
Ấn Độ chưa có kế hoạch mua dầu thô Iran trong tháng 11, củng cố thêm khả năng Tehran sẽ mất thêm một khách hàng lớn sau khi lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực và khiến nhiều người hoài nghi Trung Quốc cũng sẽ có hành động tương tự.
an do co the ngung nhap khau dau tho iran trong thang 11 Lượng cung dầu có thể thiếu hụt gấp nhiều lần so với dự báo
an do co the ngung nhap khau dau tho iran trong thang 11 Ấn Độ có thể 'phớt lờ' lời kêu gọi ngừng nhập khẩu dầu thô Iran của Mỹ

Ấn Độ đang theo chân các quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc và Nhật Bản vốn đã ngưng nhập khẩu dầu thô từ Iran trước khi các đòn trừng phạt của Mỹ chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 11.

an do co the ngung nhap khau dau tho iran trong thang 11
Khai thác dầu tại mỏ Soroush trên Vịnh Ba Tư, Iran. Nguồn: Raheb Homavandi/Reuters.

Indian Oil Corp. và Bharat Petroleum Corp. – hai công ty lọc dầu thuộc sở hữu nhà nước lớn nhất Ấn Độ, vẫn chưa đặt lô dầu thô nào từ Iran cho tháng 11, các quan chức của hai công ty này cho biết. Tương tự, công ty năng lượng Nayara Energy không có kế hoạch mua dầu thô Iran. Mangalore Refinery and Petrochemicals Ltd. cũng chưa có kế hoạch nào cho tháng 11.

Các công ty trên là 4 khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran tại Ấn Độ, chiếm gần như toàn bộ lượng dầu thô nhập khẩu từ Iran vào Ấn Độ. Các quyết định mua hàng cuối cùng vẫn chưa được đưa ra cho đến đầu tháng 10, do đó các công ty này vẫn có thể thay đổi quyết định của mình.

“Xuất khẩu dầu của Iran có thể xuống dưới 1 triệu thùng/ngày trong tháng 11 khi các công ty lọc dầu Ấn Độ có khả năng ngưng mua hàng và Trung Quốc cũng giảm nhập khẩu”, chuyên gia phân tích Amrita Sen của hãng Energy Aspects Ltd. tại London cho biết.

Xuất khẩu dầu thô của Iran lao dốc đã đẩy giá dầu Brent lên đỉnh 4 năm trên ngưỡng 80 USD/thùng. Sản lượng tiếp tục giảm có thể khiến giá dầu tăng cao hơn trong bối cảnh các nhà máy lọc dầu tìm nguồn cung thay thế từ nơi khác. Trong khi đó, Arab Saudi, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Nga đều có tiềm năng tăng sản lượng.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích Tổ chức các Quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và yêu cầu tổ chức này tăng sản lượng để hạ giá dầu.

Xem thêm

Trường Giang