|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ấn Độ có thể 'phớt lờ' lời kêu gọi ngừng nhập khẩu dầu thô Iran của Mỹ

19:30 | 28/06/2018
Chia sẻ
Ấn Độ là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn thứ hai của Iran, sau Trung Quốc. Các chuyên gia phân tích cho biết chính phủ Ấn Độ sẽ không để ý tới sắc lệnh của Mỹ.
an do co the phot lo loi keu goi ngung nhap khau dau tho iran cua my Xuất khẩu dầu thô của Mỹ bùng nổ, cao hơn hầu hết thành viên OPEC
an do co the phot lo loi keu goi ngung nhap khau dau tho iran cua my Saudi Arabia sẽ nâng sản lượng dầu thô lên cao kỷ lục trong tháng 7
an do co the phot lo loi keu goi ngung nhap khau dau tho iran cua my OPEC thống nhất tăng dần nguồn cung dầu

Theo CNN, Ấn Độ, một trong những khách hàng lớn nhất của Iran, có thể không tuân thủ hoàn toàn yêu cầu từ phía Mỹ về việc ngừng nhập khẩu dầu thô từ quốc gia Trung Đông này.

an do co the phot lo loi keu goi ngung nhap khau dau tho iran cua my
Ấn Độ có thể 'phớt lờ' lời kêu gọi ngừng nhập khẩu dầu thô Iran của Mỹ. Ảnh: CNN

Hôm thứ Tư (27/6), Ấn Độ cho biết nước này không thừa nhận lệnh trừng phạt của Mỹ áp lên Iran có thể lan rộng ra các quốc gia tiếp tục mua dầu từ quốc gia Trung Đông này.

“Ấn Độ không thừa nhận lệnh cấm đơn phương mà chỉ thừa nhận lệnh cấm từ Liên hợp quốc (UN)”, ôngSunjay Sudhir, thư ký hợp tác quốc tế tại Bộ dầu khí Ấn Độ cho hay.

Hôm thứ Ba (26/4), Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu các nước ngừng nhập khẩu dầu thô từ Iran. Nước nào cố tình vi phạm sẽ bị Mỹ trừng phạt nặng nề. Động thái này phản ánh thái độ cứng rắn của ổng thống Danald Trump sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế và tái áp lệnh trừng phạt lên Iran hồi tháng 5.

Ấn Độ là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn thứ hai của Iran, sau Trung Quốc. Các chuyên gia phân tích cho biết chính phủ Ấn Độ sẽ không để ý tới sắc lệnh của Mỹ.

“Hơn cả Trung Quốc, Ấn Độ khó lòng chấp nhận yêu cầu của Mỹ”, giới phân tích đến từ Eurasia Group nhận định. Họ ước tính lượng dầu Ấn Độ nhập khẩu từ Iran hiện ở mức 700.000 thùng/ngày. Đây đồng thời là nguồn cung dầu thô quan trọng của Ấn Độ nằm đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước đang ngày càng tăng mạnh.

Các công ty dầu khí quốc doanh hàng đầu Ấn Độ như Hindustan Petroleum, Bharat Petroleum và Indian Oil vẫn chưa có bình luận gì về vấn đề này.

Các quan chức cúa Ấn Độ và Mỹ đang đàm phán tại New Delhi nhằm giải quyết tranh chấp thương mại gây ra bởi quyết định của tổng thống Donald Trump về việc đánh thuế nhôm và thép nhập khẩu từ Ấn Độ. Đáp trả sắc lệnh trên, Ấn Độ đe dọa sẽ đánh thuế lên 29 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, bắt đầu từ ngày 4/8.

Ông Sudhir cho biết Chính phủ Ấn Độ vẫn chưa có “liên lạc chính thức nào với Mỹ” về vấn đề nhập khẩu dầu thô từ Iran.

Tuy nhiên, các công ty dầu khí tư nhân có vẻ không muốn căng thẳng thêm leo thang. Một số công ty như Reliance Industries tháng trước quyết định giảm nhập khẩu dầu từ Iran. Công ty Nayara Energy cũng đang lên kế hoạch hạn chế dần lượng dầu nhập khẩu từ quốc gia Trung Đông này.

Trong khi đó, giá dầu tăng mạnh sau khi sắc lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Iran được đưa ra. Giá dầu WTI tăng 2,5% lên 72 USD/thùng, giá dầu Brent cũng đạt ngưỡng khoảng 76 USD/thùng.

Các nhà phân tích dầu mỏ lo ngại rằng các nhà sản xuất OPEC sẽ không thể cung cấp đầy đủ ra thị trường sau khi dầu của Iran cắt dần. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng khiến OPEC và một số nước ngoài tổ chức quyết định tăng sản lượng trong cuộc họp diễn ra vào ngày 22/6 tại Vienna.

Xem thêm

Đức Quỳnh

[LIVE] ĐHĐCĐ Vietcombank: Dư nợ cho CBBank vay 10.000 tỷ năm 2022 đã giảm về 1.000 tỷ vào cuối quý I
Ngân hàng dự kiến sẽ trình phương án tiếp tục dùng lợi nhuận của năm 2023 để chia cổ tức. Tuy nhiên, việc chia cổ tức theo hình thức nào (cổ phiếu hay tiền mặt) cần sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.