OPEC thống nhất tăng dần nguồn cung dầu
Giá dầu hôm nay (23/6) tăng 'sốc' 5,6% sau bình luận của OPEC | |
Sản lượng dầu thô có thể tăng thêm 300.000 - 600.000 thùng/ngày |
Mặc dù vậy, thỏa thuận này đã không đưa ra một mục tiêu rõ ràng về việc tăng sản lượng, khiến các nhà giao dịch phải ngồi đoán xem thực sự OPEC sẽ bơm thêm bao nhiêu. Giá dầu đã tăng 1,85 USD lên 74,90 USD/thùng sau tuyên bố ngày.
Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nằm trong số những người thắc mắc về lượng dầu OPEC sẽ cung cấp thêm.
“Hy vọng OPEC sẽ tăng sản lượng đáng kể. Giá dầu cần phải giảm nữa!", ông Trump đăng tải trên Twitter của mình sau khi OPEC công bố quyết định cuối cùng.
Trước đó, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đã kêu gọi các nhà sản xuất dầu tăng thêm nguồn cung để ngăn chặn thâm hụt dầu, điều có thể làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi, ông Khalid al-Falih trả lời báo chí trước khi cuộc họp của OPEC bắt đầu tại Vienna. Ảnh: Reuters. |
Trong tuyên bố, OPEC cho biết sẽ tăng nguồn cung bằng cách thực hiện cam kết giảm sản lượng ở mức 100%, nhưng không đưa ra con số cụ thể.
Theo Saudi Arabia, động thái này nghĩa là mức tăng sản lượng danh nghĩa sẽ đạt khoảng 1 triệu thùng/ngày, tương đương 1% nguồn cung toàn cầu. Phía Iraq cho biết, sự gia tăng thực sự sẽ vào khoảng 770.000 thùng/ngày vì một số quốc gia đã bị sụt giảm sản xuất sẽ phải vật lộn để đạt được hạn ngạch đầy đủ.
Bằng cách tránh thiết lập các mục tiêu quốc gia riêng lẻ, thỏa thuận này dường như khiến Saudi Arabia mất nhiều thời gian trong việc sản xuất nhiều hơn mục tiêu chính thức của OPEC và lấp đầy khoảng trống còn lại của những nước như Venezuela, quốc gia không thể bơm đủ để đáp ứng mức phân bổ chính thức của họ.
Iran, nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC, đã yêu cầu tổ chức từ chối những lời kêu gọi từ ông Trump về việc tăng nguồn cung dầu, cho rằng ông đã góp phần làm tăng giá dầu thời gian gần đây bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran và thành viên Venezuela.
Ông Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Tehran vào tháng 5 và các nhà quan sát thị trường dự báo sản lượng của Iran sẽ giảm 1/3 vào cuối năm 2018. Điều đó có nghĩa là nước này ít có lợi từ thỏa thuận tăng sản lượng OPEC, không giống như nhà xuất khẩu dầu hàng đầu Saudi Arabia.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi, ông Khalid al-Falih đã thuyết phục nhà lãnh đạo đồng cấp của Iran, ông Bijan Zanganeh ủng hộ sự gia tăng chỉ vài giờ trước khi cuộc họp hôm thứ Sáu (22/6) của OPEC bắt đầu.
OPEC và các đồng minh do Nga dẫn đầu đã tham gia vào thỏa thuận giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày kể từ năm ngoái. Biện pháp này đã giúp cân bằng thị trường trở lại trong 18 tháng qua và nâng giá dầu thô lên khoảng 75 USD/thùng từ mức thấp nhất là 27 USD trong năm 2016.
Mặc dù vậy, những sự cố ngừng hoạt động bất ngờ tại Venezuela, Libya và Angola đã giúp việc giảm nguồn cung hiệu quả hơn, khi giảm khoảng 2,8 triệu thùng/ngày trong những tháng gần đây.
Quyết định tăng sản lượng trong ngày 22/6 đã được thị trường dự báo từ trước và được xem là một mức tăng vừa phải.