|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (27/8): Giá gạo tăng cao có thể buộc Philippines cho phép nhập lậu gạo, dịch tả heo châu Phi bùng phát

18:46 | 27/08/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày 27/8 nổi bật với thông tin giá gạo tăng cao, nguồn cung cạn kiệt có thể buộc Philippines cho phép nhập lậu gạo. Bệnh dịch tả heo châu Phi bùng phát tại trang trại lớn nhất Romania.
thi truong hang hoa 278 gia gao tang cao co the buoc philippines cho phep nhap lau gao dich ta heo chau phi bung phat Thị trường hàng hóa (24/8): Giá gạo Việt Nam đi ngang 3 tuần liên tiếp, nhập khẩu ngô từ Ấn Độ tăng 17 lần
thi truong hang hoa 278 gia gao tang cao co the buoc philippines cho phep nhap lau gao dich ta heo chau phi bung phat Thị trường hàng hóa (23/8): Giá lúa Philippines tăng cao kỷ lục, Mỹ chính thức đánh thuế 25% lên hàng hóa Trung Quốc

1. Việt Nam ứng dụng IT tiên tiến để tăng xuất khẩu nông, thủy sản

Ngành nông nghiệp và thủy sản Việt Nam đang quay sang áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), mạng lưới vạn vật kết nối internet và công nghệ thông tin (IT) tiến bộ khác khi tìm cách gia tăng xuất khẩu.

Tập đoàn thủy sản Minh Phú, trang trại nuôi tôm lớn nhất Việt Nam, lên kế hoạch sử dụng hệ thống AI để giảm nhân công và cải thiện việc kiểm soát chất lượng. Sau khi triển khai, việc quản lý nước, tăng trưởng của tôm và cho ăn, trước đó cần hai người cho một bể, sẽ chỉ cần một người cho 50 bể.

2. Huyện Tân Kỳ Nghệ An tăng gấp ba diện tích mía chất lượng cao

Thực hiện việc đầu tư thâm canh mía theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, các xã ở huyện Tân Kỳ được hỗ trợ 150 triệu đồng xây dựng mô hình.

Theo Báo Nghệ An, nếu như niên vụ 2017- 2018 toàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An mới có 250 ha mía trồng thâm canh, năng suất đạt từ 85 tấn/ha trở lên thì niên vụ 2018 - 2019 này diễn tích tăng gấp hơn ba lần lên 850 ha, tập trung nhiều ở xã Tân Xuân, Giai Xuân, Tân Phú, Kỳ Sơn, Tân Hợp, Nghĩa Đồng.

3. Campuchia trở thành thị trường tiêu thụ thép lớn nhất của Việt Nam

Hiện nay, Campuchia là một trong những thị trường trọng điểm tiêu thụ thép của Việt Nam do ngành xây dựng đang phát triển. Nước này chưa có ngành công nghiệp thép nên nhu cầu thép nhập khẩu cao.

Theo Phnom Penh Post, tốc độ tăng trưởng ngày xây dựng của Campuchia bùng nổ dẫn đến nước này trở thành nơi tiêu thụ thép lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 40% tỷ trọng lượng thép xuất khẩu của cả nước trong 7 tháng đầu năm.

4. Bệnh dịch tả heo châu Phi bùng phát tại trang trại lớn nhất Romania

Romania xác nhận sự bùng phát của bệnh dịch tả heo châu Phi tại trang trại nuôi heo lớn nhất quốc gia với tất cả 140.000 con heo sẽ bị tiêu hủy, Cơ quan an ninh lương thực ANSVSA Romania tại vùng bùng phát dịch bệnh cho biết hôm 25/8.

Trang trại nuôi heo phức hợp, gồm ba khu liền kề và được đặt tại miền Nam hạt Braila, thuộc sở hữu của công ty TEBU Consult.

5. Giá đậu nành Trung Quốc chạm đáy trong gần 10 năm

Giá đậu nành và bột đậu giao sau tại Trung Quốc giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (27/8), chịu tác động từ lo ngại bệnh dịch tả heo châu Phi bùng phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thểm làm giảm nhu cầu thức ăn chăn nuôi, cùng với dự báo vụ mùa bội thu chưa từng có tại Mỹ.

Cụ thể, giá đậu nành giao sau của Trung Quốc giảm tới 1,8% xuống 3.588 nhân dân tệ/tấn (tương đương 521,97 USD/tấn), mức thấp nhất trong gần 10 năm, trước khi phục hồi nhẹ vào phiên giao dịch chiều.

6. Hơn 90% diện tích sắn Tây Ninh bị bệnh khiến giá nhập khẩu tăng mạnh

Cục Xuất nhập khẩu cho hay, nguồn cung sắn đất tại Tây Ninh sắp hết, trong khi đó năng suất sắn chính vụ tại tỉnh này có thể giảm 30 - 40% so với những vụ trước, do sắn đang bị nhiễm bệnh khảm lá khá nghiêm trọng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, tính đến cuối tháng 7 địa phương này đã trồng gần 35.000 ha sắn với các giống phổ biến như HLS 11, KM 140, KM 94, KM 419, cùng một số ít diện tích giống KM 505, MO 101. Tuy nhiên, diện tích nhiễm bệnh khảm lá hiện lên đến 31.000 ha, chiếm 91% diện tích sản xuất và tăng 5,3 lần so với năm 2017.

7. Giá gạo tăng cao, nguồn cung cạn kiệt có thể buộc Philippines cho phép nhập lậu gạo

Nguồn cung gạo tại Philippines vẫn thấp, mặc dù gạo từ Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) đã được phân bổ trên thị trường nội địa, khiến giá gạo thương mại duy trì ở mức cao.

Theo bà Olma Bayno, cán bộ thông tin của NFA, việc đưa gạo NFA vào thị trường đã không bình ổn được giá gạo thương mại.

"Có thể vì việc cung cấp (gạo NFA) đã bị trì hoãn và không đủ khiến giá gạo thương mại không bị ảnh hưởng, bất chấp sự có mặt của gạo NFA trên thị trường", bà Bayno nói.

Xem thêm

Đức Quỳnh