|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hơn 90% diện tích sắn Tây Ninh bị bệnh khiến giá nhập khẩu tăng mạnh

13:56 | 27/08/2018
Chia sẻ
Diện tích nhiễm bệnh khảm lá tại Tây Ninh hiện lên đến 31.000 ha, chiếm 91% tổng diện tích sản xuất và tăng 5,3 lần so với năm 2017. Do nguồn cung sắn trong vùng thấp, các nhà máy tăng cường nhập khẩu, đẩy giá sắn củ giao dịch tại cửa khẩu tăng mạnh.
91 dien tich trong san tay ninh bi benh khien gia san nhap khau tang manh Giá sắn Việt giảm do Trung Quốc giảm mua

Dịch bệnh lan rộng, giá sắn tăng mạnh

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), từ đầu tháng 8 đến nay, giá sắn nguyên liệu và tinh bột sắn về nhà máy tại Tây Ninh tăng do nguồn cung sắn trong vùng, và sắn từ Campuchia đều giảm mạnh.

91 dien tich trong san tay ninh bi benh khien gia san nhap khau tang manh
91% diện tích trồng sắn Tây Ninh bị bệnh khiến giá sắn nhập khẩu tăng mạnh

Tại Tây Ninh, do nguồn cung sắn trong vùng thấp, các nhà máy tăng cường nhập khẩu, đẩy giá sắn củ giao dịch tại cửa khẩu tăng mạnh 200 - 300 đồng so với cuối tháng 7 lên mức 2.700 đồng/kg. Tuy nhiên, sắn Campuchia hiện nay có trữ độ bột thấp, cao nhất cũng chỉ đạt 24 - 25%.

Cục Xuất nhập khẩu cho hay, nguồn cung sắn đất tại Tây Ninh sắp hết, trong khi đó năng suất sắn chính vụ tại tỉnh này có thể giảm 30 - 40% so với những vụ trước, do sắn đang bị nhiễm bệnh khảm lá khá nghiêm trọng.

Theo các thương nhân, năm nay bệnh khảm lá bùng phát ở hầu hết các vùng trồng sắn của tỉnh Tây Ninh. Thậm chí những giống sắn mới được coi là có khả năng kháng virus gây khảm lá cũng bị nhiễm bệnh. Do đó, nguồn cung sắn nguyên liệu tại Tây Ninh năm nay được nhận định sẽ vẫn khó khăn, mặc dù diện tích trồng mới ước tính đã tăng khoảng 10-15% so với năm trước.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, tính đến cuối tháng 7 địa phương này đã trồng gần 35.000 ha sắn với các giống phổ biến như HLS 11, KM 140, KM 94, KM 419, cùng một số ít diện tích giống KM 505, MO 101. Tuy nhiên, diện tích nhiễm bệnh khảm lá hiện lên đến 31.000 ha, chiếm 91% diện tích sản xuất và tăng 5,3 lần so với năm 2017.

Xuất khẩu sắn sang Trung Quốc giảm mạnh

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 7 cả nước đã xuất khẩu được 112.270 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 50,9 triệu USD, giảm 33,8% về lượng và giảm 34,5% về trị giá so với tháng 6. So với cùng kỳ năm ngoái, con số này giảm tới 58,3% về lượng và giảm 25% về trị giá.

Đáng chú ý, xuất khẩu sắn sang Trung Quốc giảm mạnh tới 60,3% về lượng và giảm 25,2% về trị giá so với tháng 6, với khối lượng đạt 86,07 nghìn tấn, trị giá 40,8 triệu USD.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo từ cuối tháng 8, nhiều nhà máy cồn tại Trung Quốc sẽ hoạt động trở lại sau thời gian dài nghỉ bảo dưỡng, qua đó nhu cầu mua sắn lát nguyên liệu sẽ tăng.

Ngoài ra, giá cồn nội địa tại Trung Quốc tăng liên tục trong 4 tuần gần đây với cả ba loại: Cồn từ ngô, sắn và mật rỉ đường do nguồn cung cồn nội địa và nhập khẩu giảm mạnh. Do đó, giá xuất khẩu sắn lát dự báo sẽ phục hồi trong thời gian tới khi nhu cầu mua từ thị trường Trung Quốc tăng. Tuy nhiên, đà tăng giá xuất khẩu sắn lát của Việt Nam sẽ không cao do Hiệp hội Thương mại sắn Thái Lan đã liên tục điều chỉnh giảm giá.

Xem thêm

Đức Quỳnh

ĐHĐCĐ Vinhomes: Tiếp tục phát triển siêu đại dự án, có thể ra mắt dự án tại Đông Anh và Đan Phượng năm nay khi hoàn tất pháp lý
Trong năm 2024, ban lãnh đạo Vinhomes (Mã: VHM) trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu 120.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 35.000 tỷ đồng; tăng lần lượt 16% và hơn 4% so với thực hiện năm 2023.