Thị trường hàng hóa (27/11): Sản lượng cà phê Ấn Độ dự báo giảm còn 5,2 triệu tấn, giá dầu phục hồi năm 2019
1. USDA: Sản lượng cà phê Ấn Độ dự báo giảm còn 5,2 triệu tấn trong năm 2018 - 2019
Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tại Mumbai cho biết, sản lượng cà phê niên vụ 2018 - 2019 tại Ấn Độ được dự báo đạt 5,2 triệu bao 60 kg, vì những trận mưa gió mùa lớn ảnh hưởng đáng kể tới mùa vụ tại các vùng trồng cà phê ở Karnataka và Kerala.
USDA tại Mumbai, Ấn Độ ước tính sản lượng cà phê thấp hơn 300.000 bao 60 kg so với ước tính chính thức của USDA đưa ra trước đó là 5,5 triệu bao 60 kg cho năm 2018 - 2019.
2. Cuộc chiến thương mại khiến ngành cao su Thái Lan rơi vào khủng hoảng
Ngành cao su Thái Lan, quốc gia đứng ngoài cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang chịu rủi ro lớn khi nhu cầu từ Trung Quốc giảm mạnh.
Người lao động tại các đồn cao su làm việc trước khi bình minh để thu hoạch "vàng trắng", sản phẩm đưa Thái Lan trở thành nhà sản xuất cao su hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, khi giá cao su lao dốc vì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, người nông dân Thái Lan đang phải từ bỏ công việc này.
3. Goldman Sachs: Giá dầu, vàng sẽ phục hồi trong năm 2019
Hôm 26/11, Goldman Sachs nhận định giá hàng hóa có thể tăng khoảng 17% trong những tháng sắp với, với hội nghị thượng đỉnh G20 được coi là điểm phóng tiềm năng của các nguyên liệu thô.
Đợt bán tháo mạnh hàng hóa diễn ra tại thời điểm giới giao dịch đang giám sát chặt chẽ sự biến động của những yếu tố điều khiển thị trường.
4. Quy mô GDP nông nghiệp tăng gấp 1,25 lần sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết cách đây 10 năm, Đảng đã ban hành Nghị quyết số 26 Hội nghị Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Tăng trưởng GDP năm 2017 của ngành Nông nghiệp đạt 2,66%, quy mô GDP của ngành tăng gấp 1,25 lần so với năm 2008. Công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển nhanh; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn có sự chuyển đổi.
5. Đến năm 2030 Việt Nam cần 150 tỉ USD cho ngành điện
Theo Báo Chính Phủ, ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (World Bank), cho biết nếu như năm 2010 trở lại đây Việt Nam đầu tư hơn 80 tỉ USD vào sản xuất, truyền tải và phân phối điện thì đến năm 2030, Việt Nam sẽ cần đến 150 tỉ USD cho ngành năng lượng này để đáp ứng nhu cầu điện của người dân.
Hồi tháng 7, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cho biết với mức tăng trưởng 11 - 12% nhu cầu điện, mỗi năm cần ít nhất 10 tỉ USD phát triển các dự án điện.
6. Xuất khẩu cá ngừ dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt cuối năm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ trong tháng 10 của cả nước vẫn tăng 16% so với tháng 10/2017, đạt 67 triệu USD, nâng tổng kim ngạch lũy kế 10 tháng đầu năm lên gần 541 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ sau một thời gian sụt giảm liên tục đã có sự tăng trưởng. Giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ trong tháng 10 đạt 26 triệu USD, tăng 35% so với tháng 10/2017.