|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (18/6): Bộ Công Thương lên tiếng chênh lệch giá heo hơi và heo bán lẻ, ngành dừa lao đao

06:50 | 19/06/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày 18/6 nổi bật với thông tin chênh lệch giá heo hơi và giá bán lẻ. Bên cạnh đó, dừa trái rớt giá thê thảm và khó tiêu thụ khiến hàng loạt hộ trồng dừa điêu đứng.
thi truong hang hoa 186 bo cong thuong len tieng chenh lech gia heo hoi va heo ban le nganh dua lao dao Thị trường hàng hóa (15/6): Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các nước 'nóng' lên
thi truong hang hoa 186 bo cong thuong len tieng chenh lech gia heo hoi va heo ban le nganh dua lao dao Thị trường hàng hóa (14/6) giá cà phê chạm đáy hơn 2 năm, nông dân trồng mía thua lỗ
thi truong hang hoa 186 bo cong thuong len tieng chenh lech gia heo hoi va heo ban le nganh dua lao dao Thị trường hàng hóa 13/6: Bộ Công Thương lên tiếng việc nguồn cung heo hơi bị thiếu hụt

1. ICO: Giá cà phê phục hồi nhưng vẫn ở mức thấp nhiều năm trong tháng 5

Sau khi giảm trong tháng 3 tháng trước, chỉ số giá ICO trung bình hàng tháng đã tăng 0,7% lên 113,34 USD cent /pound trong tháng 5. Chỉ số giá ICO dao động trong khoảng 116,88 USD cent/pound vào đầu tháng và 110,61 USD cent/pound trong ngày 15/5, trước khi kết thúc tháng ở mức 114,90 USD cent/pound.

Mặc dù mức trung bình hàng tháng của chỉ số tăng nhẹ so với tháng trước, nhưng đây là mức trung bình hàng tháng thấp nhất được ghi nhận cho tháng 5 kể từ năm 2007, khi chỉ số giá tổng hợp ICO đạt 100,09 USD cent/pound.

Từ tháng 5/2008 đến tháng 5/2017, chỉ số giá tổng hợp trong tháng 5 trung bình đạt 142,33 USD cent/pound; dao động trong khoảng 119,91 USD cent/pound trong tháng 5/2016 và 227,97 USD cent/pound vào tháng 5/2011. Bất chấp sự cân bằng tương đối giữa cung và cầu trên thị trường cà phê cho năm mùa vụ 2017 - 2018, sản lượng thu hoạch lớn được dự báo trong những tháng tới có vẻ là yếu tố quyết định mức giá trên thị trường, hiện đang ở mức thấp hơn ước tính từ các yếu tố cơ bản. Tuy nhiên, việc giá cà phê tăng so với tháng trước trong tháng 5 cho thấy xu hướng giảm tiếp tục bị hạn chế.

2. Tiêu thụ vải thiều cực khủng vẫn nhờ xuất sang Trung Quốc

Vải thiều Lục Ngạn tiêu thụ qua hệ thống siêu thị Big C, Sài Gòn Co.op là hơn 240 tấn; trong khi xuất qua Trung Quốc gần 22.000 tấn. Bộ NNPTNT cho biết đến giờ này đã tiêu thụ được khoảng 50% sản lượng.

Từ 25/5 đến 30/5, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đã sang Trung Quốc để chủ động xúc tiến thương mại với các bạn hàng. Ngày 8/6 tỉnh Bắc Giang đã chủ động mời 26 tỉnh, thành phố của các tỉnh đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh trọng điểm tiêu thụ lớn ở trong nước để tổ chức xúc tiến thương mại.

Qua đó thu hút rất nhiều doanh nghiệp vừa trực tiếp phân phối sản phẩm vải thiều, vừa trực tiếp thu mua để chế biến. Do đó, dù sản lượng năm nay tăng cao nhưng vẫn có được giá bán tốt.

3. Bộ Công Thương lên tiếng việc chênh lệch giá heo hơi và giá bán lẻ quá lớn

Trước tình trạng giá heo hơi thấp trong khi giá heo bán lẻ tại các chợ và siêu thị lại cao, cử tri Đồng Nai đã kiến nghị Bộ Công Thương kiểm tra, xử lý để người tiêu dùng không bị thiệt.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sau khi cộng các chi phí như giá thu mua (20.000 - 23.000 đồng/kg), phí giết mổ, phí thú y, phí vận chuyển…giá thịt heo móc hàm tính cả đầu khoảng 38.000 đồng/kg (đối với lò giết mổ công nghiệp) và 30.000 đồng/kg (đối với lò thủ công). Qua khâu bán buôn bỏ đầu cắt mảnh, giá bán buôn tại các chợ đầu mối khoảng 50.000 - 58.000 đồng/kg.

Giá thịt heo bán lẻ tại kênh phân phối siêu thị tính theo giá mua heo mảnh 58.000 đồng/kg dao động trong khoảng 78.000 - 82.000 đồng/kg. Giá bán lẻ tại các khu chợ dân sinh khoảng 63.000 đồng/kg.

Liên quan đến tình hình hình trên, Bộ Công Thương cho biết về nguyên tắc quản lý giá hiện nay, ngoài các mặt hàng do Nhà nước quản lý và thuộc danh mục bình ổn giá, hầu hết các mặt hàng nông sản thực phẩm (trong đó có thịt heo) lưu thông trên thị trường mang tính cạnh tranh, giá cả do các quy luật cung cầu, lợi ích, chi phí... quyết định. Nhà nước không tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán trên thị trường. Nhà nước chỉ điều tiết thị trường thông qua các quy định, cơ chế, chính sách chung mang tính định hướng lâu dài.

Về vấn đề chênh lệch giá giữa giá thịt heo hơi và giá bán lẻ thời gian vừa qua là do nguồn cung heo đến lứa xuất chuồng lớn không tiêu thụ được, Bộ Công Thương giải thích.

4. Top 3 toàn cầu và ‘cuộc chiến’ của cao su Việt Nam

Với hàng trăm công ty cao su và rất nhiều cải tiến kỹ thuật của các nhà nghiên cứu trong nước được ứng dụng rộng rãi, Việt Nam gần như đang dẫn đầu toàn cầu về năng suất mủ cao su những năm gần đây khi đạt bình quân 1,6 – 1,7 tấn/ha. Năng suất cao đồng thời cũng là lợi thế sống còn giúp ngành cao su Việt Nam có thể “bình tĩnh” vượt qua đợt khủng hoảng giảm giá dài đằng đẵng suốt gần 6 năm nay.

Sau khi vươn lên vị trí thứ 3 toàn cầu về sản lượng cao su thiên nhiên từ năm 2013, Việt Nam tiếp tục giữ vững vị thế này với sản lượng gần 1,1 triệu tấn trên diện tích gần 1 triệu ha. Cao su thiên nhiên Việt Nam cũng đồng thời được xuất khẩu tới hơn 80 thị trường, chiếm gần 12% tổng sản lượng xuất khẩu toàn cầu (chỉ sau Thái Lan - gần 40% và Indonesia - khoảng 25-26%).

Nhiều DN ngành cao su đã cố gắng vươn lên, không chỉ về chất lượng, uy tín thương mại mà còn cả về các đảm bảo liên quan tới môi trường và công tác xã hội.

Tuy vậy, những năm gần đây, ngành cao su Việt Nam liên tục đối mặt với các chỉ trích khắc nhiệt của nhiều tổ chức quốc tế quanh các dự án rừng cao su do DN Việt Nam đầu tư tại Lào hay Campuchia. Tất nhiên, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã nhanh chóng có tài liệu hướng dẫn để DN giảm thiểu rủi ro khi đầu tư ra nước ngoài với các dự án này.

5. Thăng trầm với… cam sành

Trong khoảng 10 năm, từ năm 2000 đến 2010, với nông dân các tỉnh, thành miền Tây nói chung và đặc biệt là Hậu Giang, cây cam sành sinh hoa lợi cao, giúp không ít nhà vườn thoát nghèo, địa phương phát triển về kinh tế một cách rõ rệt. Chỉ 1ha đất trồng cam sành, sau 3 năm, nhà vườn có thể thu nhập hơn 100 triệu đồng/lứa trái.

Thế nhưng cũng chính cây cam sành là nguyên nhân khiến nhiều nông dân lâm vào cảnh khốn khổ, khi bất ngờ đổ bệnh. Ngành chức năng, chính quyền địa phương chung tay cùng người dân “chống bệnh” cho loại cây trồng sinh “lợi nhuận vàng” nhưng đành bất lực. Nhiều nhà vườn phải thế chấp sổ đỏ vào ngân hàng để vay vốn tái sản xuất.

6. Ngành dừa… lao đao

Thời gian gần đây, dừa trái rớt giá thê thảm và khó tiêu thụ khiến hàng loạt hộ trồng dừa điêu đứng.

Dừa là loại cây trồng phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL, tập trung nhiều nhất tại các huyện Giồng Trôm, Châu Thành, Bình Đại, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc (Bến Tre); Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè (Trà Vinh)… Sản phẩm từ dừa, ngoài tiêu thụ nội địa, còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, qua đó giúp người dân tăng thu nhập. Tuy nhiên, thời gian gần đây, dừa trái rớt giá thê thảm và khó tiêu thụ khiến hàng loạt hộ trồng dừa điêu đứng.

7. Giá dứa bấp bênh khiến nông dân lao đao

Do giá cả bấp bênh vì không có đầu ra, nên thời gian gần đây, nhiều hộ gia đình trồng dứa tại Tiền Giang lao đao, vướng vào cảnh nợ nần vì trồng dứa.

Với diện tích trồng dứa lên tới gần 16.500ha, huyện Tân Phước là vùng trồng dứa lớn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng từ giữa năm 2017 tới nay, giá dứa thường xuyên lên xuống bấp bênh, khiến cho người nông dân lao đao.

Theo ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, hiện tại giá dứa được thu mua tại vườn có giá khoảng từ 2.000-3.000 đồng/kg tùy vào từng loại. Trong nhiều tháng trở lại đây, giá cả thường xuyên lên xuống, lúc cao điểm lên tới 5.500 đồng/kg, nhưng cũng có khi xuống 1.500 đồng/kg, mỗi ha trồng dứa, người dân lỗ vốn từ 10 - 15 triệu đồng.

8. Việt Nam khuyến khích sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ

Theo TTXVN, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường cho biết bộ này dự kiến sẽ quy hoạch sản xuất phân bón quy mô quốc gia theo hướng khuyến khích sản xuất và tiêu thụ phân bón hữu cơ.

“Bộ sẽ thu hút thêm đầu tư và tận dụng các nguồn lực từ các quốc gia phát triển và tổ chức quốc tế nhằm chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới nhất”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết.

Theo Bộ NN&PTNT, ngành nông nghiệp Việt Nam sử dụng 11 triệu tấn phân bón mỗi năm, nhưng chỉ 8% trong số đó là phân hữu cơ.

Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu ha đất trồng trọt. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ chỉ chiếm diện tích 43 nghìn ha, cho thấy phân bón hữu cơ vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.

Xem thêm

Đức Quỳnh