|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (14/8): Thị trường cà phê tiếp tục chịu áp lực dư cung, khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai Đà Lạt

18:57 | 14/08/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày 14/8 nổi bật với thông tin thị trường cà phê toàn cầu vẫn chịu áp lực dư cung do sản lượng cà phê niên vụ 2017/18 tăng. Tình trạng khoai tây, cà rốt Trung Quốc đội lốt khoai Đà Lạt được phát hiện tại Chợ nông sản Ðà Lạt.
thi truong hang hoa 148 thi truong ca phe tiep tuc chiu ap luc du cung khoai tay trung quoc doi lot khoai da lat Thị trường hàng hóa (13/8): Vải thiều xuất khẩu sang 27 nước, xuất khẩu tôm Ấn Độ chững lại
thi truong hang hoa 148 thi truong ca phe tiep tuc chiu ap luc du cung khoai tay trung quoc doi lot khoai da lat Thị trường hàng hóa (10/8): Giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, giá điều chạm đáy hơn một năm rưỡi

1. Trung Quốc có thể vô tình trở thành người thắng lớn trong cuộc chiến áp thuế nhôm của ông Trump

Điều Tổng thống Mỹ Donald Trump nghĩ khi áp thuế thuế quan đối với nhôm nhập khẩu có lẽ không giống như mong đợi, khi có thể một trong số những người giành chiến thắng lớn từ thuế nhập khẩu 10% sẽ là các nhà sản xuất Trung Quốc.

Trong khi các công ty nhôm Trung Quốc đang đối mặt với những khó khăn thuế quan tương tự như nhiều nhà xuất khẩu khác sang Mỹ, họ dường như được lợi từ một vài (gần như là) kết quả không lường trước từ những chính sách của chính quyền ông Trump.

2. Thị trường cà phê tiếp tục chịu áp lực dư cung

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thị trường cà phê toàn cầu vẫn chịu áp lực dư cung do sản lượng cà phê niên vụ 2017/18 tăng và được dự báo tiếp tục tăng trong niên vụ 2018/19, trong khi báo cáo tồn kho ở mức an toàn.

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho hay, sản lượng cà phê thế giới trong năm mùa vụ 2017/2018 ước đạt 158,56 triệu bao, giảm 0,3% so với năm ngoái. Trong đó, sản lượng cà phê arabica ước giảm 6,6% xuống 97,16 triệu bao, trong khi sản xuất của cà phê robusta ước đạt 61,4 triệu bao, tăng 11,5% so với năm mùa vụ 2016 - 2017.

3. Cần cảnh giác với tình trạng khoai tây, cà rốt Trung Quốc đội lốt Ðà Lạt

Nhiều năm trở lại đây, bắt đầu từ thời điểm này (tháng 8), những “gian thương” trong Chợ nông sản Ðà Lạt (Phường 11, TP Ðà Lạt) hay Chợ nông sản Ðức Trọng thường nhập số lượng lớn khoai tây, cà rốt Trung Quốc với mục đích làm giả, đấu trộn với sản phẩm trong nước bán kiếm thêm lợi nhuận.

Theo người dân trồng khoai tây, tại Đà Lạt và các vùng lân cận, từ tháng 12 đến tháng 6 là thời điểm thu hoạch khoai tây chính vụ. Giá khoai tây Đà Lạt mùa trái vụ vì vậy tăng khá cao, là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc gian thương mua khoai tây Trung Quốc giả xuất xứ Đà Lạt để đánh lừa người tiêu dùng.

4. Doanh nghiệp nhựa 'khóc' vì bị siết nhập khẩu phế liệu

Nhiều doanh nghiệp nhựa điêu đứng hoặc có thể sẽ phá sản do chính sách siết chặt việc nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu do cơ quan chức năng lo ngại về các tác động môi trường từ những container phế liệu nhập khẩu trong thời gian gần đây.

Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) hôm nay (14-8) cho biết hiện nhiều công ty ngành nhựa đã đầu tư từ 100 - 200 tỉ đồng xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa sử dụng nhựa tái chế nhập khẩu. Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ lên Bộ Tài nguyên và Môi trường xin thủ tục cấp phép nhập khẩu nguyên liệu thì gặp khó khăn do bị siết nhập khẩu nguyên liệu và “lệnh cấm nhập khẩu” phế liệu nhựa này đang khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh khó khăn.

5. Xuất hiện bọ cánh cứng phá hoại hàng chục ha cà phê

Tại tỉnh Kon Tum, tình trạng bọ cánh cứng phá hoại cây cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản từ những năm trước lại đang tái diễn ở xã Đắk Mar, huyện Đắk Hà.

Đáng lo ngại là hiện chưa có cách phòng trừ hiệu quả và diện tích thiệt hại thì đã lên tới hàng chục ha.

Diện tích cà phê bị bọ cánh cứng phá hoại ở xã Đắk Mar, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum hiện đã tới trên 60ha, chủ yếu là cà phê trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Diện tích này được Công ty TNHH Một thành viên 704, thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam giao cho người dân làng Kon Klốc trồng tái canh.

6. Thời tiết thách thức giá đường phục hồi

Lo ngại về thời tiết khô hạn, năng suất cây trồng thấp tại châu Âu và Brazil đang ảnh hưởng đến tương lai ngành đường.

Bản tóm tắt giá cả nông sản thực phẩm của IEG Vu mới đây đưa ra những nhận định về lo ngại về thời tiết khô hạn, năng suất cây trồng thấp tại châu Âu và Brazil đang ảnh hưởng đến tương lai ngành đường.

Đường thô kỳ hạn tại New York kết thúc trong sắc đỏ phiên thứ hai liên tiếp vào thứ Tư tuần trước, sau khi phục hồi, thị trường trở nên không ổn định trên ngưỡng tâm lý 11 UScent/pound của giá đường gây áp lực.

Xem thêm

Đức Quỳnh