|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Doanh nghiệp nhựa 'khóc' vì bị siết nhập khẩu phế liệu

12:03 | 14/08/2018
Chia sẻ
Nhiều doanh nghiệp nhựa điêu đứng hoặc có thể sẽ phá sản do chính sách siết chặt việc nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu do cơ quan chức năng lo ngại về các tác động môi trường từ những container phế liệu nhập khẩu trong thời gian gần đây.
doanh nghiep nhua khoc vi bi siet nhap khau phe lieu Doanh nghiệp nhựa yếu thế ở sân nhà
doanh nghiep nhua khoc vi bi siet nhap khau phe lieu

Phế liệu nhựa nhập khẩu qua cảng Cát Lái TPHCM. Ảnh: Báo Hải Quan

Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) hôm nay (14-8) cho biết hiện nhiều công ty ngành nhựa đã đầu tư từ 100 - 200 tỉ đồng xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa sử dụng nhựa tái chế nhập khẩu. Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ lên Bộ Tài nguyên và Môi trường xin thủ tục cấp phép nhập khẩu nguyên liệu thì gặp khó khăn do bị siết nhập khẩu nguyên liệu và “lệnh cấm nhập khẩu” phế liệu nhựa này đang khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh khó khăn.

Trên thực tế, sở dĩ các cơ quan chức năng thời gian gần đây xem xét kỹ lượng và dường như rất hạn chế cấp phép nhập khẩu nguyên liệu từ phế thải là do gần đây nhiều container nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam bị phát hiện chứa loại phế thải không đúng quy định đăng ký nhập khẩu.

Hiện ngành nhựa Việt Nam sử dụng tới 80% lượng nguyên liệu nhập khẩu. Năm 2017 ngành này nhập 4,9 triệu tấn hạt nhựa và một lượng lớn nhựa phế liệu và nhu cầu nguyên liệu nhựa tăng 13% mỗi năm.

Tuy nhiên, ở góc độ một ngành nghề sử dụng một lượng lớn nguyên liệu phế thải nhập khẩu như nhựa, tại buổi trao đổi chuyên đề “ô nhiễm môi trường trong nhập khẩu và tái chế nhựa” do VPA tổ chức sáng nay, ông Hồ Đức Lam cho biết, phản ứng dây chuyền đánh vào ngành nhựa hiện nay là một số ngân hàng đã ngừng giải ngân cho vay vốn vì họ sợ doanh nghiệp không rút được hàng nhập khẩu, xây dựng nhà máy xong lại không được cấp phép nhập khẩu nguyên liệu nên không sản xuất được.

Đại diện ngành nhựa kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thay đổi phương pháp quản lý sao cho tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu hầu hết các loại nhựa có thể tái chế. Bộ Tài chính cần cho thông quan các container hàng nhựa đã qua sử dụng đang tồn tại các cảng biển, cho nâng luồng kiểm tra xác suất để giám sát chặt chẽ mặt hàng nhựa phế liệu và hàng đã qua sử dụng.

VPA đồng tình với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục Hải quan khi xử lý nghiêm các container hàng phế liệu nhập sai quy định và làm rõ trách nhiệm những sai phạm. Tuy nhiên, về tổng thể đại diện ngành nhựa kiến nghị Nhà nước cần có chính sách quản lý phù hợp và rõ ràng hơn hơn để ngành nhựa có thể phát triển trong tương lai.

Ông Trần Vũ Lê, Giám đốc Công ty TNHH Nhựa Lê Trần cho biết, nếu sắp tới không có đủ nguồn nguyên liệu nhựa tái chế làm nguyên liệu sản xuất thì rất nhiều khả năng ông phải đền hợp đồng cho đối tác mua hàng là sản phẩm nhựa gia dụng. Thời gian gần đây do quy định cấm nhựa tái chế nên ông Lê chịu thiệt hại rất lớn và sắp tới sẽ tiếp tục bị giảm lượng hàng xuất khẩu.

Theo VPA, trong năm 2017 tổng lượng nhựa phế liệu nhập vào Việt Nam khoảng 90.000 tấn và do Trung Quốc cũng cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu thì lượng nhựa phế liệu nhập vào Việt Nam dự kiến sẽ tăng cao vào năm 2018 này.

Vào đầu tháng 8-2018 vừa qua, để tăng cường quản lý phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam, không để Việt Nam trở thành bãi thải ảnh hưởng tới môi trường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra toàn diện việc cấp phép nhập khẩu phế liệu; rà soát toàn bộ giấy phép nhập khẩu phế liệu còn hạn ngạch, không cấp phép mới nhập khẩu phế liệu đối với hoạt động ủy thác nhập khẩu, chỉ cấp phép cho doanh nghiệp chứng minh được năng lực sử dụng phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất.

Và hiện nay Bộ Công an cũng đang điều tra, truy tố một số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường do nhập phế liệu trái phép vào Việt Nam.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì các địa phương như TPHCM, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu với các cảng biển có số lượng lớn phế liệu nhập khẩu tồn đọng.

Xem thêm

Văn Nam

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.