|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Doanh nghiệp có thể phải chi hơn 6.000 tỷ đồng mỗi năm cho việc tái chế bao bì

16:18 | 28/07/2023
Chia sẻ
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam cho rằng với dự thảo ngày 26/7, chỉ riêng 3 loại bao bì chính là giấy, nhựa và kim loại, các doanh nghiệp sẽ phải đóng phí tái chế ước tính là 6.127 tỷ mỗi năm, chưa kể phí tái chế cho nhiều loại bao bì, sản phẩm thải bỏ khác.

 

Hiện nay, quy định phí trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR) đang đặt ra nhiều thách thức cho nhiều nhóm ngành hàng, đặc biệt là ngành nhựa và thực phẩm. Theo đó, doanh nghiệp càng mở rộng sản xuất xuất, phí này càng gia tăng. Đối với bao bì, quy định này sẽ có hiệu lực từ 1/1/2024.

EPR được tính dựa trên công thức dưới đây: 

  Số liệu: VPA. (H.Mĩ tổng hợp)

Trong đó định mức tái chế (Fs) được nhiều doanh nghiệp đánh giá là chưa hợp lý. 

Ví dụ một doanh nghiệp sản xuất 100 tấn chai nhựa PET cứng. Theo quy định, tỷ lệ tái chế của loại nhựa này là cao nhất là 22%, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải thu về 22 tấn. Số này nhân với định mức tái chế để ra phí trách nhiệm mở rộng sản xuất EPR.  Với mức Fs đề xuất cho chai nhựa cứng PET, giá thành mỗi chai nước 500 ml bị tăng lên 61 đồng, tương đương mức tăng giá 1,62% .

Tại Hội thảo góp ý về định mức chi phí tái chế và chính sách về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu ở Việt Nam, đại diện Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) cùng với Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) và Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) cho rằng còn 2 quan ngại rất lớn là hệ số Fs trong dự thảo còn khá cao, bất hợp lý, và các quy định hiện hành về triển khai thực hiện EPR.

 Hội thảo góp ý về định mức chi phí tái chế và chính sách về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu ở Việt Nam

Các Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp còn những quan ngại đáng kể về nhiều đề xuất Fs trong Dự thảo mà nếu được ban hành thì sẽ ảnh hưởng lớn tới môi trường kinh doanh và “sức khoẻ” của doanh nghiệp.

Theo ông James Ollen, Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam dự thảo ngày 26/7 có điều chỉnh giảm một số Fs và tăng một số Fs khác so với dư thảo ngày 27/4, nhưng một số định mức chi phí tái chế Fs trong dự thảo vẫn cao hơn cả mức Fs trung bình của 13 nước Tây Âu là các nước rất phát triển và có chi phí đắt đỏ, như Fs dự thảo của nhôm cao gấp 1,26 lần, của thủy tinh cao hơn 2,12 lần.

  Hệ số Fs của một số vật liệu (Nguồn: VBA)

 Hệ số Fs của một số vật liệu (Nguồn: VBA)

Ông Ollen cho rằng với dự thảo ngày 26/7, chỉ riêng 3 loại bao bì chính là giấy, nhựa và kim loại, các doanh nghiệp sẽ phải đóng phí tái chế ước tính là 6.127 tỷ mỗi năm, chưa kể phí tái chế cho nhiều loại bao bì, sản phẩm thải bỏ khác. 

“Đây là một khoản chi phí rất lớn, sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và đẩy giá sản phẩm tăng cao, đặc biệt là trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay”, ông nói. 

Theo ông Fs cao bất hợp lý là do chưa theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, đó là chưa trừ đi giá trị vật liệu thu hồi được.

Trong Báo cáo Nghiên cứu Môi trường ngày 28/10/2021 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD đã nêu rõ “Cần thiết kế các chương trình điều chỉnh phí sao cho đảm bảo khả năng thu hồi đầy đủ chi phí hoạt động”. Với các vật liệu giá trị cao, nhà tái chế đã có lãi, thì rõ ràng việc đóng góp để hỗ trợ họ thêm là không hợp lý. Thay vào đó, cần tập trung vào hỗ trợ cho tái chế các vật liệu có giá trị thấp. 

Bà Chu Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch VBA cho rằng công thức tính Fs hiện nay hoàn toàn bỏ qua giá trị sản phẩm thu hồi được sau tái chế. Với những vật liệu giá trị thu hồi cao như nhôm, giấy carton, nhựa cứng thì nhà tái chế chính thức đang có lãi.

“Việc yêu cầu nhà sản xuất đóng góp để hỗ trợ nhà tái chế đang có lãi là chưa hợp lý, vì giá cả hàng hóa sẽ tăng khi không cần thiết, người tiêu dùng chịu thiệt hại”, bà Vân Anh cho biết. 

 (Nguồn: VBA)

Việc yêu cầu nhà sản xuất đóng góp để hỗ trợ nhà tái chế đang có lãi là chưa hợp lý, vì giá cả hàng hóa sẽ tăng khi không cần thiết, người tiêu dùng chịu thiệt hại. Do đó, nhà sản xuất cần đóng góp hỗ trợ tái chế.

Theo bà nếu Fs cao bất hợp lý, giá sản phẩm sẽ tăng cao trong khi lợi ích với môi trường là không có. Điều này dẫn tới doanh nghiệp gặp khó khăn trong khi người tiêu dùng phải chi trả cho việc tăng giá bất hợp lý.

“Mức tăng giá này mới chỉ tính chi phí tái chế bao bì đóng gói trực tiếp. Nếu tính cả chi phí tái chế bao bì đóng gói gián tiếp, chi phí tái chế thiết bị, phương tiện vận chuyển thì mức tăng giá còn cao hơn nhiều” bà nhận định.

Đại diện VBA bổ sung để tự tái chế cần đầu tư rất lớn ra ngoài ngành, cần vốn, kinh nghiệm, công nghệ và giấy phép, thủ tục rất phức tạp, tốn kém thời gian và chi phí. Đại đa số doanh nghiệp phải đi thuê doanh nghiệp tái chế hoặc nộp tiền. Cả 2 cách đều tốn chi phí. Chi phí này doanh nghiệp sẽ phải tính vào giá thành sản phẩm.

Do đó, bà kiến nghị mức Fs hợp lý, phù hợp với thực tiễn, điều kiện Việt Nam để vừa bảo vệ môi trường hiệu quả, vừa hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt EPR và không ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Cụ thể, áp dụng hệ số điều chỉnh 0 hoặc 0,1 cho các bao bì, sản phẩm có giá trị vật liệu thu hồi cao hơn chi phí tái chế như nhôm, sắt, giấy carton, nhựa cứng.

Hệ số điều chỉnh 0 hoặc 0,1 cho các bao bì, sản phẩm có giá trị vật liệu thu hồi cao hơn chi phí tái chế như nhôm, sắt, giấy carton, nhựa cứng.

Hệ số 0,3 cho bao bì đơn vật liệu mềm, 0,5 cho bao bì đa vật liệu mềm để Fs gần giống các nước Đông Âu. Ngoài ra, bà kiến nghị bỏ chi phí quản lý hành chính 2%.

H.Mĩ