Thị trường hàng hóa (13/8): Vải thiều xuất khẩu sang 27 nước, xuất khẩu tôm Ấn Độ chững lại
1. Đồng nhân dân tệ giảm giá, hàng Trung Quốc sẽ tràn về Việt Nam?
Nhiều ý kiến lo ngại việc đồng nhân dân tệ giảm có thể khiến hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trở nên rẻ hơn và tràn qua Việt Nam, làm giảm sức cạnh trạnh sản phẩm nội địa. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu trong nước.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu trong nước.
2. Bình Phước thanh tra 16 chủ tịch xã trong vụ 'hỗ trợ' người trồng điều
Ngày 13.8, nguồn tin từ UBND huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước cho biết sẽ thanh tra 16 chủ tịch xã sau khi báo Lao Động ngày 31.7 đăng bài: “ Bình Phước: Dân mất mùa điều vì nghe cán bộ khuyến nông ”.
Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng Nguyễn Thanh Bình đã ký Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 31.7.2018. Theo đó, UBND huyện Bù Đăng đã quyết định thanh tra toàn diện đối với Chủ tịch UBND của 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bù Đăng, trong việc tổ chức, triển khai thực hiện công tác hỗ trợ tiền cho người dân để mua thuốc bảo vệ thực vật phun xịt cho các vườn điều bị sâu bệnh niên vụ 2016-2017.
3. Chiến tranh thương mại khiến ngành hải sản Alaska lao đao
Ngoài việc phải chống chọi với thời tiết thay đổi thất thường và bão biển, những ngư dân Alaska hiện phải đối mặt với một thách thức khác là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. Với giá trị nhập khẩu đạt 1 tỷ USD thủy hải sản từ Alaska hàng năm, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của bang này.
Phản ứng với động thái triển khai thuế bổ sung đối với hàng Trung Quốc của shính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, tháng trước, Bắc Kinh đã áp thuế 25% đối với hải sản ở Tây Bắc Thái Bình Dương, gồm cả thủy sản có nguồn gốc Alaska, trong cuộc trả đũa thương mại đã nhấn chìm hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
4. Sau đậu nành, EU dùng LNG để xoa dịu ông Trump
Hôm 9/8, Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã hoàn thành thỏa thuận mua thêm khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ với Tổng thống Donald Trump, đồng thời kêu gọi chính quyền Washington cần nỗ lực trong việc khiến giá cạnh tranh hơn.
EU vẫn đang làm việc để đa dạng hóa sự phụ thuộc vào Nga cho gần 40% nhu cầu khí đốt thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng LNG để tiếp cận những nhà cung cấp khác như Mỹ.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu LNG từ Mỹ có thể giành thị phần từ Nga hay không, còn phụ phuộc vào các nguồn lực thị trường.
5. Vải thiều Việt Nam niên vụ 2018 xuất khẩu qua 27 nước, hơn 90% sang Trung Quốc
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong niên vụ năm 2018, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hơn 92 nghìn tấn vải (bao gồm vải tươi và vải sấy khô) với trị giá đạt hơn 40,8 triệu USD, tăng 172% về lượng và 126% về trị giá so với kết quả niên vụ năm 2017.
Vải Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo đường bộ, lượng ít theo đường hàng không. Niên vụ năm 2018, vải của Việt Nam có mặt tại 27 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm tới 90,7% tổng lượng xuất khẩu vải của cả nước.
6. Diện tích trồng tiêu Kampot tại Campuchia sẽ giảm 26% vì thời tiết cực đoan
Chủ tịch Hiệp hội Quảng bá Hồ tiêu Kampot (KPPA), ông Ngoun Lay cho biết, diện tích trồng tiêu Kampot, nông sản duy nhất của Campuchia có chỉ dẫn địa lý (GI) chính thức, được dự báo giảm gần 30% trong năm nay vì những yếu tố thời tiết.
Tuy nhiên, theo ông nguồn cung cho các thị trường quốc tế sẽ vẫn duy trì ổn định.
7. Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ có thể chững lại do giá tôm giảm
Tôm chiếm tỷ trọng lớn trong “rổ” các mặt hàng xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, giá mặt hàng này lại giảm tới 20% so với năm ngoái.
Xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ có thể chững lại trong năm tài khóa 2018 do giá tôm giữ ở mức thấp và sản lượng bắt đầu giảm.
Xem thêm |