Các chiến lược gia của Morgan Stanley tin khả năng cao là Fed sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ đến mức đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Nhóm chuyên gia của JPMorgan thì cho rằng khả năng lạm phát lập đỉnh có thể thúc đẩy Fed đổi hướng.
Các tay bán khống đang đối mặt với tháng tồi tệ nhất kể từ cơn sốt GameStop hồi tháng 1/2021. Trong những ngày gần đây, các cổ phiếu càng bị bán khống mạnh thì càng tăng giá cao.
Lợi nhuận của doanh nghiệp toàn cầu đang đối mặt với hàng loạt thách thức, từ suy thoái, lạm phát cho đến khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Kết quả kinh doanh tiêu cực hơn dự kiến rất có thể sẽ kích hoạt một đợt bán tháo mới với cổ phiếu.
Các chỉ số trên thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm đầu phiên 5/7 nhưng sau đó phục hồi mạnh mẽ. Lo ngại về nguy cơ nền kinh tế Mỹ suy thoái đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư nhưng triển vọng lãi suất được cắt giảm có vẻ đã đem lại cú hích cho nhóm công nghệ.
Thị trường chứng khoán Mỹ đang quay cuồng với nửa đầu năm tồi tệ nhất kể từ năm 1970, khiến giới đầu tư đặt hy vọng vào một loạt các điểm sáng tiềm năng trong tháng Bảy có thể giúp thiết lập hướng đi của Phố Wall trong những tháng tới.
Dù thị trường chứng khoán Mỹ đã từng một vài lần phục hồi trong nửa cuối năm sau các nửa đầu năm tồi tệ, giới phân tích vẫn đưa ra nhận định rất thận trọng về nửa chặng còn lại của năm 2022.
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa khép lại nửa đầu năm tồi tệ nhất kể từ năm 1970. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cú lao dốc này, nhưng nhìn chung đều quy về một mối.
Giới phân tích cho biết việc thiết lập lại vị thế quyền chọn của quỹ JPMorgan Hedged Equity Fund đã làm xáo trộn thị trường chứng khoán Mỹ trong những giờ giao dịch cuối cùng của quý trước. Hành động tương tự vào ngày mai có khả năng sẽ một lần nữa làm lay chuyển thị trường.
Goldman Sachs nói rằng hiện nay các nhà đầu tư mới chỉ dự đoán Mỹ suy thoái nhẹ nên thị trường có thể bị sốc khi rủi ro tăng cao hơn. Chuyên gia của Morgan Stanley thì cảnh báo một cuộc suy thoái điển hình sẽ khiến S&P 500 giảm thêm 20%.
Ông Ed Yardeni nhận định thị trường chứng khoán Mỹ sẽ chưa dứt cảnh bán tháo cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng rằng lạm phát đã đạt đỉnh. Ông dự doán phải đến năm sau lạm phát mới bắt đầu hạ nhiệt.
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.