|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 10/6: Áp lực bán gia tăng cuối phiên, VN-Index lùi về mốc 960 điểm

09:41 | 10/06/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán phiên 10/6, tâm lý hưng phấn từ phiên cuối tuần trước tiếp tục được duy trì, sắc xanh lan toả hầu hết các cổ phiếu ngay từ đầu phiên. Cổ phiếu dầu khí tiếp tục hồi phục nhờ sự của giá dầu thô.

Kết phiên, VN-Index tăng 4,62 điểm (0,48%) lên 962,9 điểm; HNX-Index gairm 0,21% về 103,99 điểm; UPCoM-Index tăng 0,4% lên 54,83 điểm.

Thị trường chứng khoán 10/6: Áp lực bán gia tăng cuối phiên, VN-Index lùi về mốc 960 điểm - Ảnh 1.

Diễn biến thị trường chứng khoán 10/6. Nguồn: Vietstock Finance

Áp lực bán gia tăng về cuối phiên khiến các chỉ số đi xuống, cụ thể, VN-Index và UPCoM vẫn giữ được sắc xanh, trong khi HNX-Index đảo chiều giảm điểm.

Độ rộng thị trường phân hóa với 305 mã tăng, 282 mã giảm và 164 mã đứng giá ở tham chiếu. Theo đó, toàn thị trường ghi nhận 188,6 triệu đơn vị được khớp, tương ứng giá trị giao dịch đạt 4321.2 tỉ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch thỏa thuận đạt giá trị hơn 1164,2 tỉ đồng, riêng trên HOSE giá trị thỏa thuận đạt 1059,5 tỉ đồng.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn đóng vai trò dẫn dắt trong phiên sáng, tuy nhiên đến phiên chiều một số mã đảo chiều gây áp lực lên thị trường, điển hình là DHG, TCB, HDB, FPT, VHM. Đóng cửa phiên giao dịch, nhóm VN30 có 18 mã tăng giá và 10 mã giảm giá. Đáng chú ý, cổ phiếu ROS bật tăng 3,3% trong phiên ATC với giá trị khớp lệnh cao nhất thị trường dù trước đó giao dịch trong sắc đỏ.

Nhóm dệt may và khu công nghiệp diễn biến khởi sắc do kỳ vọng được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mạnh vẫn đang căng thẳng. Tại nhóm khu công nghiệp, SZN tăng trần lên 22.400 đồng/cp, theo sau là NTC (5,4%), SZC (2,2%) và SZL (2%). Đặc biệt, cổ phiếu SIP có phiên thứ ba liên tiếp không xuất hiện giao dịch.

Bên cạnh đó, nhóm dệt may ghi nhận sự tích cực tại các cổ phiếu TCM (2,2%), STK (0,8%) và VGT (0,9%), riêng MSH giảm 0,6% xuống 62.000 đồng/cp

Tính đến 14h, VN-Index tăng 3,68 điểm (0,38%) lên 961,96 điểm; HNX-Index tăng 0,01% đạt 104,22 điểm; UPCoM-Index tăng 0,13% lên 54,68 điểm.

Áp lực bán xuất hiện khiến các chỉ số thu hẹp đà tăng. Nhóm bluechips ghi nhận số mã tăng áp đảo, 16 mã giảm giá trong khi còn 14 mã tăng giá, trong đó VNM, CTD, HDB, VPB, MSN, HPG chuyển từ sắc xanh sang đỏ.

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp tiếp tục là điểm sáng của thị trường. Đáng chú ý, SNZ tăng trần với 109.600 đơn vị được khớp và SIP vẫn chưa có cổ phiếu nào được bán ra.

Bên cạnh đó, nhóm dệt may cũng duy trì được sự tích cực. Các cổ phiếu TCM, STK, VGT, TNG đều tăng giá khá tốt, riêng MSH giảm 0,6% xuống 62.000 đồng/cp

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 5,32 điểm (0,56%) lên 963,6 điểm; HNX-Index tăng 0,15% đạt 104,37 điểm; UPCoM-Index tăng 0,46% lên 54,86 điểm.

Thị trường lình xình trong nửa cuối phiên giao dịch buổi sáng. Sắc xanh vẫn chiếm ưu thế tuy nhiên bắt đầu có sự phân hóa ở các nhóm cổ phiếu.

Cụ thể, toàn thị trường ghi nhận 278 mã tăng, 225 mã giảm và 140 mã tạm dừng ở giá tham chiếu. Trong đó, nhóm VN30 có 21 cổ phiếu giao dịch trong sắc xanh, 7 cổ phiếu giảm giá và 2 cổ phiếu đứng giá tham chiếu. Các cổ phiếu VCB, VJC, NVL, GAS duy trì đà tăng giá, ngược lại SBT, DHG, ROS và REE giảm giá gây áp lực lên chỉ sổ.

Cổ phiếu bất động sản giao dịch khởi sắc trong suốt phiên buổi sáng hỗ trợ đáng kể cho thị trường, đặc biệt là nhóm khu công nghiệp. Trong đó, nổi bật nhất là SNZ tăng 14,4%, theo sau là NTC (5,6%), SZC (1,7%) và SZl (1,4%), riêng VRG tạm dừng trong sắc đỏ. Đáng chú ý, cổ phiếu SIP vẫn chưa có giao dịch nào đươc khớp, hiện đang dư mua hơn 1,1 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, nhóm dệt may bắt đầu tích cực hơn về gần trưa, các cổ phiếu TCM, VGT, STK đều tăng tốt, ngoại trừ MSH giảm 0,6%.

Cổ phiếu ngân hàng và dầu khí có sự phân hóa. Tại cả hai nhóm này, các mã có vốn hóa lớn tăng giá trong khi các mã vốn hóa vừa và nhỏ chìm trong sắc đỏ.

Tính đến 10h30, VN-Index tăng 6,09 điểm (0,64%) lên 964,37 điểm; HNX-Index tăng 0,18% đạt 104,4 điểm; UPCoM-Index tăng 0,38% lên 54,82 điểm.

Thị trường giao dịch cân bằng trở lại sau những phút hưng phấn đầu phiên. Cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn là động lực chính giúp các chỉ số tăng điểm, trong đó đóng góp nhiều nhất có VIC, VCB, GAS và VNM. Ở chiều ngược lại, ROS, SBT, REE và GMD là nguyên nhân kìm hãm đà tăng của thị trường.

Cổ phiếu ngân hàng vẫn duy trì đà tăng giá, dẫn đầu là VCB tăng 1,8% lên 66.800 đồng/cp. Ngược lại, NVB giảm 2,4% xuống 8.100 đồng/cp.

Nhóm dầu khí bắt đầu có sự phân hóa. Các cổ phiếu PMG, GAS, POW, CNG, PVS tăng giá tốt trong khi PET, PVT, PTL, PVC chìm trong sắc đỏ, đặc biệt PVL đang giảm sàn.

Bên cạnh đó, nhóm dệt may và thủy sản cũng giao dịch tích cực trong sáng nay, đa số các cổ phiếu trong hai nhóm này tăng trên 1%. Riêng cổ phiếu MPC tạm dừng chuỗi giảm giá, hồi phục 2,9% lên 35.900 đồng/cp.

Đáng chú ý, cổ phiếu SIP hiện dư mua hơn 1,4 triệu đơn vị tại mức giá trần và phiên thứ ba liên tiếp không có cổ phiếu nào được bán ra. 

Tính đến 9h35, VN-Index tăng 7,62 điểm (0,8%) lên 954,84 điểm; HNX-Index tăng 0,33% lên 104,55 điểm; UPCoM-Index tăng 0,42% lên 54,84 điểm.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn là động lực chính giúp các chỉ số tăng điểm, nổi bật là GAS, VCB, VIC, VHM.

Sắc xanh áp đảo tại nhóm cổ phiếu Bluechips với 25 mã tăng giá và 2 mã đứng giá tham chiếu, ngoại trừ ROS và CII chìm trong sắc đỏ.

Bên cạnh đó, cổ phiếu ngân hàng tăng điểm cũng góp phần nới rộng đà tăng của thị trường. Cụ thể, VCB tăng 1,6%, theo sau là TPB (1,2%), VPB (1,1%), CTG (1%) và BID (0.9%).

Nhóm dầu khí tiếp tục hồi phục mạnh nhờ sự tích cực của giá dầu thô, sắc xanh lan tỏa hầu hết các cổ phiếu. Trong đó, tăng mạnh nhất là PXL (4,9%), các cổ phiếu PVS, PXS, PVB, OIL, GAS, PVD đều tăng hơn 1%. 

Ngoài ra, cổ phiếu POW tăng 1,6% lên 16.300 đồng/cp sau thông tin được FTSE ETF mua vào. Cũng liên quan đển hoạt động cơ cấu danh mục của FTSE ETF, cổ phiếu HNG bị loại khỏi danh mục, hiện giảm 0,7% xuống 15.200 đồng/cp.

Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt đi lên trong ngày 7/6 sau khi thông tin tiêu cực từ báo cáo việc làm tháng 5 khiến nhà đầu tư thêm hi vọng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất để kích thích kinh tế.

Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 263,28 điểm lên 25.983,94 điểm, dẫn đầu là cổ phiếu Microsoft và Apple. Chỉ số S&P 500 tăng hơn 1% lên 2.873,34 điểm trong đó nhóm cổ phiếu công nghệ vượt trội hơn cả. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 1,7% lên 7.742,1 điểm.

Tính chung cả tuần vừa qua, các chỉ số chính đều diễn biến tích cực. Chỉ số Dow Jones tăng cả 5 phiên trong tuần với tổng mức tăng gần 1.200 điểm - tương đương 4,7%. Đây là tuần đi lên mạnh mẽ nhất của chỉ số này kể từ tháng 11/2018, đồng thời chấm dứt chuỗi 6 tuần giảm liên tiếp vừa qua. Các chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 4,4% và 3,9% trong tuần.

Sơn Tùng